Tuesday, 13 September 2016

Những Thói Quen Tai Hại

Của Người Luôn Cảm Thấy Buồn Bã

Hnh phúc thường đến từ nhiều cảm nhận khác nhau trong cuộc sống của mỗi người chúng ta mà khó ai có thể định nghĩa được một cách rõ ràng. Ngược lại, sự bất hạnh hay buồn bã lại rất dễ bị người khác nhận ra và bản thân nhận biết ngay khi nhìn thấy nó và chắc chắn khiến ta cảm thấy đau khổ hơn khi gặp phải những ngăn trở hay khó khăn từ nổi buồn đó gây ra.

  Nổi đau buồn triền miên hay sự buồn bã lâu ngày là liều thuốc độc dược cho cả những người chung quanh ta, nó giống như làn khói tỏa ra từ điếu thuốc lá làm cho người ngửi thấy phải khó chịu. Cuộc nghiên cứu Terman nổi tiếng của trường đại học Stanford trong vòng 8 thập niên qua đã tìm thấy rằng, những người sống trong cảm giác buồn bã thường có hậu quả liên quan đến sức khỏe yếu kém của họ và có vòng đời ngắn ngủi hơn mức bình thường. Thông thường khi cảm thấy vui vẻ ta sẽ cảm thấy có ít việc để làm hơn ta nghĩ. Một nghiên cứu của trường đại học Illinois ở Mỹ đã tìm thấy rằng một người chủ kiếm được nhiều tiền khoảng hơn 10 triệu đô một năm chỉ vui hơn một chút so với nhân viên của họ.

  Cuộc đời chỉ tạo ra hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi nhưng niềm hạnh phúc của ta là do chính ta tạo ra, nó nằm trong sự kiểm soát của ta, là sản phẩm của thói quen và xuất phát từ cách nhìn cuộc sống của chính bản thân ta.  Các nhà tâm lý học của trường đại học California nghiên cứu về những người vui vẻ cho biết 50% cảm thấy hạnh phúc do mang tính di truyền và 50% còn lại là do bản thân của mỗi người cảm nhận lấy từ môi trường sống của họ.

NHỮNG THÓI QUEN BUỒN BÃ

Khi người nào đó không vui thì những người chung quanh họ cảm thấy rất khó khăn để gần gũi với họ và tạo sự cách xa họ hơn. Sự buồn phiền đẩy người ta đi xa tạo ra một vòng bất an kéo họ lại ngăn cản không cho họ hoàn thành những điều họ có thể làm.
Nổi buồn bã có thể bất chợt đến mọi lúc, nhưng niềm hạnh phúc lại đến do chính ta quyết định từ những thói quen trong suy nghĩ và mong muốn trong cuộc sống, nó khiến ta phải quan tâm để tránh đi những hố sâu phiền muộn không nên có. Thông thường có rất nhiều thói quen dẫn đến sự phiền muộn hay buồn bã, vì thế hãy tự quan sát nhiều hơn từ những thói quen nhỏ nhặt có thể biến thành hậu quả to lớn và thay đổi nó đi không còn là sỡ hữu của mình nữa, bằng những thói quen sau đây:

1.     Thói quen Chờ Đợi Tương Lai
Khi tự mách bảo: “Tôi sẽ vui khi...” – thì đó là một trong những thói quen dễ bị rơi vào tâm trạng buồn bã chán chường. Khi bạn nghĩ bạn sẽ vui vẻ với điều kiện nào đó thì nó không phải là nguyên tố thật sự dẫn bạn đi đến hạnh phúc, vì khi bạn đang mong đợi vào điều đó cũng đồng nghĩa với việc tự tạo áp lực cho mình. Do đó đừng nên tiêu hao nhiều thời gian vào những điều kiện mà bạn nghĩ sẽ có được hạnh phúc. Hãy tập trung vào cảm giác vui vẻ với mọi thứ ngay từ hiện tại và quên đi cái hạnh phúc tương lai trong suy nghĩ, bởi vì chả có sự bảo đảm chắc chắn nào hết cho hạnh phúc của bạn.
 
2.    Tiêu hao quá nhiều Thời Gian và Công Sức cho nhiều việc
Những người đã sống trong sự nghèo nàn rách nát thường có kinh nghiệm hạnh phúc một cách đáng kể khi hoàn cảnh tài chánh của họ được cải tiến một chút. Nhưng trong các cuộc nghiên cứu cho biết tiền bạc hay vật chất không thật sự làm người ta hạnh phúc. Khi bạn đang tạo một thói quen theo đuổi mục tiêu nào đó và nếu đạt được, có khi bạn sẽ cảm thấy buồn bã hơn khi phát hiện ra rằng có những thứ khác cũng có thể tạo ra được hạnh phúc cho bạn và bạn đã làm tiêu hao quá nhiều thứ quý giá như gia đình, bạn bè và những thứ tiêu khiển khác...

3.    Thói quen Ở Nhà
Khi cảm thấy buồn bã bạn luôn tìm cách xa lánh mọi người khác, đó là một lầm lẫn rất lớn trong vấn đề xã giao, ngay cả khi bạn không thấy hứng thú nào cũng đều có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm giác của bạn. Ngày nay, dù cho chúng ta muốn che đậy đầu mình lại không muốn tiếp xúc nói chuyện với bất kỳ ai, cũng sẽ thấy rằng đó chỉ là mong muốn nhất thời sẽ khiến cho tinh thần ta khốn đốn hơn. Vì thế, khi tự nhận ra sự cách ly với xã hội thì bạn nên tự thúc giục bản thân thoát ra khỏi nhà, đi tìm người trao đổi và chắc chắn bạn sẽ tìm thấy tinh thần có sự khác biệt ngay.

4.      Cảm nhận bản thân như một Nạn Nhân
Những người không vui vẻ thường có khuynh hướng không muốn thay đổi gì cả, vì họ cho rằng cuộc đời quá khổ không thể kiềm chế được gì. Nói cách khác, họ thường tự nhủ rằng “Đời không phải của tôi vì tôi chẳng làm được gì cả”. Vấn đề trong câu nói đó chính là suy nghĩ của họ đã nuôi dưỡng cảm giác vô vọng khiến cho họ càng trở nên thụ động hơn, vì thật sự chẳng mong muốn làm điều gì tốt đẹp hơn. Đành rằng mọi người ai cũng có khi cảm nhận sự thất vọng nào đó trong đời, nhưng điều quan trọng nhất là nên nhận biết tác hại của nổi buồn chán đó lên trên con đường tương lai của mình. Trong cuộc sống, không ai có mãi sự đau khổ và nếu chúng ta biết cách để vượt qua nó thì ta sẽ thấy được con đường đi đến tương lai tốt đẹp hơn.

5.      Nổi Bi Quan
Không có cái gì nuôi dưỡng nổi đau khổ tốt hơn sự bi quan trong lòng. Vấn đề tạo ra từ trong tư tưởng bi quan khi mang cảm giác buồn chán sẽ khiến bản thân tự hướng tới điều mình chẳng muốn chút nào trong tương lai. Nói cách khác, càng âu lo về những điều tệ hại thì dường như bạn sẽ càng tiến tới điều đó gần hơn. Những tư tưởng bi quan thường khó phai nhòa cho đến khi bạn nhận thấy những điêu vô lý của nó. Hãy tự thức tỉnh bản thân bằng cách nhìn thẳng vào sự thật hay sự việc đã xãy ra và tìm hiểu rõ ràng thì bạn sẽ nhận thấy điều đó chẳng tồi tệ như bạn đã nghĩ.

6.      Trách Móc và Than Phiền
Những trách móc về điều đã xãy ra cũng mang lại phiền hà như những tư tưởng tiêu cực, vì đó là thái độ tự thúc đẩy bản thân thoát ra khỏi vấn đề khó khăn của mình. Với những lời nói phát biểu tức thì do phát xuất từ suy nghĩ xấu xa thì bạn đã tự khẳng định lòng tin tiêu cực của mình  trước người khác. Ngược lại, nếu nói chuyện bằng thái độ chia sẻ về những điều đã làm cho bạn khó chịu hay bực mình sẽ giúp bạn tự cảm thấy thoải mái hơn, vì cách than phiền trách móc và cách chia sẻ nổi đau chỉ cách nhau trong 1 đường tơ kẻ tóc mà thôi.. Thái độ trách móc sẽ khiến cho bạn càng bị tổn thương hơn không ai có thể giúp xoa dịu được.

7.      Xua tan nổi đau
Nổi đau thương hay việc xấu xa xãy ra với tất cả mọi người không chừa riêng ai. Nhưng sự khác nhau ở chổ là, người thường vui vẽ xem đó là những sự cố tạm thời trong khi người hay buồn bả thì cho đó là những chứng minh để thấy rằng cuộc đời này đầy đau khổ chỉ dành riêng cho họ mà thôi. Người lạc quan cảm thấy tức giận nếu họ gặp trở ngại trong công việc sẽ suy nghĩ rằng “ Thật là phiền toái nhưng ít nhất nó cũng không phải nghiêm trọng gì”. Mặt khác, người bi quan sẽ giữ mãi điều đó theo năm tháng và có khi cả cuộc đời của họ với lòng tin rằng cuộc đời họ quả thật đen tối vô cùng.

8.      Dẹp tan vấn đề
Người vui vẻ lạc quan có thể thường hay tính toán trước khi làm điều gì và nếu xãy ra sai trái họ giữ lấy cho họ. Còn người bi quan sẽ thấy những điều lầm lỗi của họ hay vấn đề khó khăn đó như là mối lo đang đe doạ bản thân và vì thế họ cố gắng che đậy sai trái đó. Vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người ta cố tình bỏ qua. Nếu bạn càng bỏ qua vấn đề thì nổi lo lắng sẽ càng bắt đầu với cảm giác bất lực không thể làm gì được và sau đó bạn sẽ rơi vào cảm giác của một nạn nhân.

9.      Không cải tiến
Bởi vì người buồn bả thường hay bi quan và cảm thấy mất tự chủ kiềm chế bản thân cho mọi điều trong cuộc sống của họ, nên họ thường có khuynh hướng dậm chân tại chổ để chờ đợi điều gì đó tự nhiên mang đến cho họ.  Thay vì hoạch định tương lai, xác định phương hướng mục đích sống, học hỏi và tự cải tiến thì họ chỉ muốn lê gót từng bước và luôn tự hỏi tại sao chả có gì thay đổi cho ta ?.

10.    Cố gắng làm giống như người ta
Thói ganh tị hay ghen tuông không bao giờ tương đồng với niềm hạnh phúc vui vẻ cho một con người, vì thế nếu bạn luôn so sánh bản thân với người khác thì bây giờ đã đến lúc bạn nên ngừng lại. Có một ngành học nào đó đã dạy rằng, khi mọi người đều làm ra ít tiền thì tất cả họ đều cảm thấy okay vì họ giống nhau. Cách suy nghĩ này sẽ chẳng bao giờ làm cho bạn cảm thấy vui vẻ bởi vì trong thực tế bạn sẽ luôn có những hậu quả xãy ra ngược lại với điều bạn nghĩ.

11.    Mang hết cả vào mình
Thay đổi thói quen để đạt được niềm vui theo ý bạn sẽ là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho bản thân của mình. Tuy nhiên, có điều quan trọng khác bạn luôn cần nên nhớ, việc chăm sóc quan tâm đến hạnh phúc hay niềm vui của bạn cũng sẽ tạo ra niềm vui cho những người thân và người xung quanh của bạn... 

CHÚC QUÝ BẠN KHÔNG BUỒN BÃ QUÁ LÂU 
TÌM ĐƯỢC NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG

 Nguồn: Psychology
Tâm Duyên lược dịch 
 

No comments:

Post a Comment

Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.

Tâm Đạo

Đọc thêm - Other blogs

Tư Vấn - Counselling Form