LÀM
SAO CÓ THỂ VƯỢT QUA
CẢM GIÁC SỢ HÃI và ÂU LO ?
Sợ hãi và âu lo là những cảm giác có thể làm
hạn chế khả năng của bạn, ngăn cản bước tiến của bạn, nhưng nếu đối diện đương đầu với chính nó thì bạn
có thể tự giúp mình thoát khỏi nhiều nguy cơ khác.
Những mối âu lo sợ hãi quá độ hay không kiềm chế, nhất là trong
đời sống xã hội ngày nay, là những loại lo sợ có thể vượt qua. Đó là kết quả của 1 cuộc nghiên cứu tâm lý mới đây cho biết như vậy.
Thật sự, đối diện với những nổi lo sợ trong lòng không dễ dàng chút nào, tuy nhiên nếu rèn luyện từng bước với phương cách vượt qua loại cảm giác đó thì ai cũng có thể làm được thành công. Bác sĩ Suma Chand, một nhà tâm lý học chuyên giúp cho bệnh nhân thường có ảo giác lo sợ, nói rằng:
Thật sự, đối diện với những nổi lo sợ trong lòng không dễ dàng chút nào, tuy nhiên nếu rèn luyện từng bước với phương cách vượt qua loại cảm giác đó thì ai cũng có thể làm được thành công. Bác sĩ Suma Chand, một nhà tâm lý học chuyên giúp cho bệnh nhân thường có ảo giác lo sợ, nói rằng:
“ Điều mà tôi có thể đảm bảo tốt nhất cho bạn đối diện
với cơn sợ hãi, là giúp bạn thay đổi mọi cảm giác của bản thân”.
“Bạn không thể nào ôm mãi cảm
giác sợ hãi trong suốt cuộc đời của bạn. Tiếp tục đối diện với
nó, thì mọi sự sợ hãi sẽ tiêu tan.”
“Sợ hãi và âu lo là thứ cảm
giác làm hạn chế khả năng tự nhiên của bản thân. “ Ông tiếp.
“ Càng nuôi dưỡng nó bao lâu thì nó càng lớn mạnh bấy nhiêu”.
“ Càng nuôi dưỡng nó bao lâu thì nó càng lớn mạnh bấy nhiêu”.
“Nó ngăn chận mọi thứ
cảm giác tích cực khác”.
“Như thể nó bắt bạn bỏ
vào trong một cái hộp kín, nó làm cho thế giới của bạn nhỏ dần,
nhỏ dần lại và tiêu hủy bạn....”
Sau một thời gian ngắn, bạn cũng sẽ trốn tránh những bất an do chính
cảm giác đó gây ra, chứ không phải muốn trốn tránh sự việc có thể gây bất an thật sự. Khi bạn nghĩ đã tránh được điều làm cho bạn sợ, bạn sẽ tự
tạo được cảm gác an toàn cho mình và càng không muốn thay đổi thứ nào
khác hơn vì sợ làm ảnh hưởng hay khuấy động đến cảm giác an toàn đó.
“Dù sao, bạn cũng phải trả 1 giá đắt cho sự tự do sống trong cuộc sống mà bạn mong muốn “.
Dr Chand đã diễn tả kinh nghiệm của mình:
“ Tôi đã nhìn thấy một cụ bà
té ngã và gãy xương chậu, thật là một thảm hoạ cho bà ta. Sau khi được bình phục, bà ta rất sợ
lập lại kinh nghiệm té đau này. Bà
ta trở nên rất cẩn thận và luôn tránh đi bất cứ nơi nào mà bà cảm
thấy không an toàn, những nơi bà sợ có thể bị trượt ngã lần nữa.”
“Việc cẩn thận tránh té ngã
lần nữa này tạo cảm giác an toàn cho bà ta, nhưng thật sự trong lòng
bà nổi sợ hãi té ngã gia tăng
nhiều hơn. Bà ta tránh đi đến những cửa hàng có cầu thang, mặc dù bà
thường xuyên đến đó luyện tập yoga mỗi ngày và không muốn làm những
việc khác mà bà đã từng yêu thích. “
“Những hoạt động giao
tiếp ngoài xã hội của bà trở nên gay gắt hơn khiến cho bà chỉ muốn
ở nhà nhiều hơn, xa lánh những hoạt động tích cực khác, chỉ vì bà
quá sợ hãi về sự ám ảnh từ tai nạn té ngã của bà. Dần dà, bà bắt đầu cảm thấy thấp kém,
sống vô ích, khoảng cách xa lánh xã hội bên ngoài càng cao và tự
tách biệt bản thân đối với thế giới bên ngoài. “
“Trong khi có những phương cách
điều trị đối diện với sự sợ hãi giúp cho bệnh nhân không bị sợ hãi
quá độ. Phương pháp này giúp cho người bệnh sẵn sàng đối đầu với âu
lo sự hãi ở mức độ ít bị phấn khích. Sau khi được áp dụng phương
pháp này để giúp vượt qua thử thách âu lo của mình, bà đã nhận ra
được rằng, những gì bà lo sợ trước kia đã không có xãy ra, điều này
giúp cho bà như được tiếp thêm sức mạnh, bà đã phục hồi tinh thần
nhanh chóng. Chẳng bao lâu sau, bà cảm thấy tự tin hơn và trở lại
những hoạt động yêu thích cũ. “
Dr Chand diễn tả sự sợ hãi được nhận ra, như sau:
“Lúc bạn nhận ra sự sợ hãi là
khi bạn tìm thấy chính điều đó đang gây ra cảm giác buồn bực rất
nhiều và chính nó đang gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của bạn
một cách rất tiêu cực”
Thí dụ, nhiều người rất sợ rắn vì rắn có thể gây nguy hiểm.
Nhưng họ lại không luôn luôn cảm thấy sợ điều này và cũng không nghĩ
rằng cái sợ này sẽ làm cuộc sống của họ trở nên bất an. Trong khi đó, có vài người khác lại sợ
mèo nhưng không phải vì nó sẽ làm tổn thương đến họ. Họ có thể tự
thấy rằng, họ thường bị bối rối mỗi khi gặp 1 con mèo ở nhà một
người bạn và điều đó làm cho họ có nguyên do phải tránh những trường
hợp như vậy.
Những ảo tưởng thuộc diện xã hội là những điều hết sức thông thường cho rất nhiều người ngày nay và họ cảm thấy quen thuộc đối với những cảm giác lo lắng về tất cả mọi tình trạng xãy ra trong xã hội. Dr Chand nói:
“Tôi có một bệnh nhân thuộc loại
ảo tưởng này. Tôi hỏi cô ta về những lựa chọn cho mình. Nếu cô chọn
cách từng bước vào tình thế mà cô sợ, thì sẽ có một cơ hội để
được nhìn thấy ước mơ của mình. Tuy
nhiên, nếu cô chọn cách trốn tránh nó, xa lánh nó thì bảo đảm cô chẳng
có gì để thay đổi”.
“Cuối cùng, cô chọn lấy cách
đối diện với sự thật, là sự sợ hãi và chấp nhận thử thách vượt
qua được những suy nghĩ âu lo của cô.”
“Kết quả, hiện tại cô
đã hẹn hò, tìm được người yêu thích hợp và đang xây dựng hạnh phúc
cho mình.”
Tâm Duyên
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo