Những thảo luận ở đây mang tính cách trao đổi học hỏi lẫn nhau trong cuộc sống hầu giúp Tâm Đạo mỗi ngày được khai sáng hơn. Mọi thắc mắc hay đóng góp ý kiến của quý vị ở đây đều được trân trọng ghi khắc.
Xin đừng ngần ngại, Hãy viết xuống những gì bạn đang nghĩ. Chúng ta sẽ thảo luận một cách vui vẻ. Tâm đạo Luận Community on:
https://plus.google.com/communities/101582613736597359730
or Email to : tamdaoblog@gmail.com
Thành tâm cám ơn.
Hỏi: Theo CôCô thì mọi khổ đau của con người xuất phát từ mong muốn ngoài tầm với. Điều này có mâu thuẫn gì với quan niệm muốn thành công thì phải có ước mơ không? Nếu suy luận kiểu này thì có phải những người càng thành công, sự khổ đau mà họ phải trải qua càng nhiều không ạ. Mời Cô Cô lý giải giúp cháu việc này, và cách vượt qua khổ đau ấy ạ! Thanks!
By Anna Nguyen - Tháng 5/2012
Đáp:
Trước nhất, khi sống với ước mơ cần phải phân biệt rõ ràng:
- Ước mơ thực tế, là những mong muốn nằm trong khả năng mà chính bản thân phải tự hiểu có thể thực hiện được.
- Ước mơ không thực tế, là mơ mộng xa xôi và tham lam mong muốn những cái vượt khỏi khả năng của mình và không biết có thể thực hiện được hay không..
“Muốn thành công thì phải có ước mơ” Nếu em suy nghĩ kỹ quan niệm này thì em sẽ thấy đó chính là mục đích sống và “muốn thành công thì phải có mục đích rõ ràng, chứ không phải chỉ là ước mơ”, bởi vì ước mơ có hai loại như đã nói, sẽ tự mình mâu thuẩn trong suy nghĩ và hành động.
Thứ hai, Tâm khổ dẫn đến Thân khổ, cũng theo hai loại ước mơ đó mà sinh ra hai thứ khổ khác nhau:
- Cái khổ của ước mơ thực tế, là cái khổ về vật chất và thân xác, nhưng tâm không khổ, vì tinh thần không ảnh hưởng nặng nề, bởi vì Tâm hiểu rõ sự cố gắng làm việc hôm nay sẽ đạt được kết quả mong muốn cho ngày mai.
- Cái khổ của ước mơ xa vời, là cái khổ khiến thân xác lẫn tinh thần chịu ảnh hưởng phiền não. Đây chính là Tâm khổ thật sự, bởi vì không tự hiểu rõ bản thân mình, đeo đuổi mong ước ảo huyền, không thể cố gắng được và càng thất bại sẽ khiến tự mình khổ đau hơn.
Thứ ba, cái khổ đau của ước mơ thực tế ít khi được bộc lộ để người khác thấy và ngược lại, cái tâm khổ từ ảo mộng thường hay phơi bày bộc lộ mạnh mẽ hơn.
Trong kết quả, những người đạt được thành công là những người đã trãi qua một quá trình rất gian nan cực khổ và kết quả của họ chỉ được thấy trong ánh hào quang, chứ không ai thấy và hiểu được quá trình gian nan của họ như thế nào. Còn những tâm khổ thì ai cũng nhận thấy vì họ cứ phải khổ đau vì mãi đeo đuổi cái mục đích không có thật...
Kết luận, để vượt qua khổ đau thì phải hiểu rõ chính bản thân mình trước tiên, hiểu rõ muốn gì, hiểu rõ khả năng, xác địch được mục đích tương lai và lên kế hoạch thực hiện cho rõ ràng. Nếu gặp sai lầm hay khó khăn thì sẽ biết sữa chữa và cải tiến đúng mức để tiếp tục đi đến mục đích thực tế...
Ý kiến:
Cách kiềm chế cơn tức giận của tôi là im lặng. Tôi biết lúc đó dễ nói ra những điều mà đối phương không muốn nghe và có thể làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần của cả người phát ngôn lẫn người tiếp nhận. Nó cũng có thể là nguyên nhân để kết thúc 1 mối quan hệ mà đáng nhé ra không đáng có. Cám ơn bài viết vì những chia sẻ rất chân thành và bổ ích này!
By Anna Nguyen - about “Kiêm chế cơn tức giận”
Đáp:
Sống trong gia đình hay một môi trường tập thể hay trong cộng đồng xã hội, ai cũng có thể làm chúng ta giận và ngược lại chúng ta cũng thường có thể làm người khác tức giận. Nhưng, nếu lúc nào cũng có thể giận, để chấp nhận mất đi một mối quan hệ, thì cũng sẽ chấp nhận mất đi những mối quan hệ khác. Đến khi nhận ra đã mất quá nhiều thì buồn đau hay hối hận thì cũng không tìm lại được và sẽ càng buồn đau hơn nữa nếu để mất đi những cái không đáng mất.....
Ý kiến:
Đa số người VN bị ảnh hưởng quá nhiều về mặt dị đoan tâm lý ! Nào là coi bói, phong thủy, ngày tốt xấu......Là con người ai cũng có rất nhiều tánh xấu, nói chung là tham, hận, sân, si ....Nếu nhiêu người có chung nhiều tánh xấu hợp lại sẽ tạo ra bầu kông khí thích hợp với tánh xấu đó... Ngược lại, những nơi có những tấm lòng tốt như nhà thờ (churches) chùa chiền (temples), làm thiện nguyện (charity) thì nơi đó sẽ tạo bầu không khí thương yêu, thông cảm nhau....Tâm tánh con người rất mạnh, nơi nào con người sống thoải mái hạnh phúc thì nơi đó có những người mang tâm tánh tốt.....đúng không ?By Charles Phan - USA
Đáp:
Về cơ bản chung thì tôi rất đồng tình với những điều anh nói. Nhưng, cuộc sống và con người không phải ai cũng thể nghĩ và làm được những điều mình mong muốn dễ dàng như vậy. Trong cuộc sống chung quanh ta có rất nhiều người, anh em bạn bè đồng nghiệp...dù muốn dù không thì tất cả đều phải ảnh hưởng lẫn nhau trong môi trường hàng ngày không thể tránh được..
Người VN hay người Châu Á nói chung, đều có tín ngưỡng của mình. Khi họ đã tin có Trời Phật thì lòng tin sẽ càng tăng cao hơn mỗi khi có chuyện không giải quyết được. Khi họ cầu khẩn Trời Phật giúp sức thì đó không phải là mê tín, cũng không là thói xấu. Mọi chuyện trên đời, nếu không làm hại ai hay ảnh hưởng gì cho ai, thì không có gì là xấu. Cái xấu tốt chỉ là do nhận thức riêng của mỗi người và không có ranh giới nhất định...
Thế giới này được hình thành bởi những con người xấu tốt lẫn lộn. Từ cái xấu người ta nhận ra được cái tốt, nghĩa là xấu tốt phải cùng nhau tồn tại để cùng nhau phát triển. Vủ trụ rất bao la, cuộc sống giản dị và tươi đẹp, nhưng con người hiểu biết hạn hẹp. Một đời người 60 năm không đủ để hiểu hết mọi thứ, có những cái mà ta cho là xấu đôi khi lại là cái tốt của người khác và ngược lại cũng thế. Vì thế, không nên vội vàng phủ nhận điều gì khi chưa hiểu rõ.
- “Những người xấu hợp lại sẽ tạo ra bầu không khí xấu thích hợp cho họ” điều đó nói lên họ đang sống trong môi trường thích hợp thoải mái, vì không có ai khác hơn với họ, mọi người đều giống nhau, vậy thì làm sao có ai tranh giành với ai ? Ai có thể phân biệt được ai xấu hơn ai ?
- Ngược lại cũng vậy, ở những nơi chùa chiền hay nhà thờ, nếu “đây là nơi mà ai cũng sẽ thấy tình thương thông cảm nhiều hơn và mọi người cảm thấy thoải mái vì ai cũng có tâm tánh tốt”... thì làm sao họ có thể hiểu và nhận thức được cái xấu khi họ không thấy cái xấu và cũng không có gì để sửa đổi hay phát triển..Trong thực tế, không phải ai đi vào chùa chiền, nhà thờ cũng đều là những người thành tâm hay tâm tánh tốt.
Tóm lại, nếu thế giới này có sự phân chia vị trí rõ ràng như vậy, ai về phần nấy thì làm gì có chiến tranh ? Mọi người sẽ an vui hạnh phúc trong thế giới của mình ? Nhưng, nếu có được một thế giới tuyệt đẹp như vậy thì cuộc sống lại không phát triển và chẳng tồn tại được lâu...
tamdaoblog@gmail.com
Trước nhất, khi sống với ước mơ cần phải phân biệt rõ ràng:
- Ước mơ thực tế, là những mong muốn nằm trong khả năng mà chính bản thân phải tự hiểu có thể thực hiện được.
- Ước mơ không thực tế, là mơ mộng xa xôi và tham lam mong muốn những cái vượt khỏi khả năng của mình và không biết có thể thực hiện được hay không..
“Muốn thành công thì phải có ước mơ” Nếu em suy nghĩ kỹ quan niệm này thì em sẽ thấy đó chính là mục đích sống và “muốn thành công thì phải có mục đích rõ ràng, chứ không phải chỉ là ước mơ”, bởi vì ước mơ có hai loại như đã nói, sẽ tự mình mâu thuẩn trong suy nghĩ và hành động.
Thứ hai, Tâm khổ dẫn đến Thân khổ, cũng theo hai loại ước mơ đó mà sinh ra hai thứ khổ khác nhau:
- Cái khổ của ước mơ thực tế, là cái khổ về vật chất và thân xác, nhưng tâm không khổ, vì tinh thần không ảnh hưởng nặng nề, bởi vì Tâm hiểu rõ sự cố gắng làm việc hôm nay sẽ đạt được kết quả mong muốn cho ngày mai.
- Cái khổ của ước mơ xa vời, là cái khổ khiến thân xác lẫn tinh thần chịu ảnh hưởng phiền não. Đây chính là Tâm khổ thật sự, bởi vì không tự hiểu rõ bản thân mình, đeo đuổi mong ước ảo huyền, không thể cố gắng được và càng thất bại sẽ khiến tự mình khổ đau hơn.
Thứ ba, cái khổ đau của ước mơ thực tế ít khi được bộc lộ để người khác thấy và ngược lại, cái tâm khổ từ ảo mộng thường hay phơi bày bộc lộ mạnh mẽ hơn.
Trong kết quả, những người đạt được thành công là những người đã trãi qua một quá trình rất gian nan cực khổ và kết quả của họ chỉ được thấy trong ánh hào quang, chứ không ai thấy và hiểu được quá trình gian nan của họ như thế nào. Còn những tâm khổ thì ai cũng nhận thấy vì họ cứ phải khổ đau vì mãi đeo đuổi cái mục đích không có thật...
Kết luận, để vượt qua khổ đau thì phải hiểu rõ chính bản thân mình trước tiên, hiểu rõ muốn gì, hiểu rõ khả năng, xác địch được mục đích tương lai và lên kế hoạch thực hiện cho rõ ràng. Nếu gặp sai lầm hay khó khăn thì sẽ biết sữa chữa và cải tiến đúng mức để tiếp tục đi đến mục đích thực tế...
Ý kiến:
Cách kiềm chế cơn tức giận của tôi là im lặng. Tôi biết lúc đó dễ nói ra những điều mà đối phương không muốn nghe và có thể làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần của cả người phát ngôn lẫn người tiếp nhận. Nó cũng có thể là nguyên nhân để kết thúc 1 mối quan hệ mà đáng nhé ra không đáng có. Cám ơn bài viết vì những chia sẻ rất chân thành và bổ ích này!
By Anna Nguyen - about “Kiêm chế cơn tức giận”
Đáp:
Sống trong gia đình hay một môi trường tập thể hay trong cộng đồng xã hội, ai cũng có thể làm chúng ta giận và ngược lại chúng ta cũng thường có thể làm người khác tức giận. Nhưng, nếu lúc nào cũng có thể giận, để chấp nhận mất đi một mối quan hệ, thì cũng sẽ chấp nhận mất đi những mối quan hệ khác. Đến khi nhận ra đã mất quá nhiều thì buồn đau hay hối hận thì cũng không tìm lại được và sẽ càng buồn đau hơn nữa nếu để mất đi những cái không đáng mất.....
Ý kiến:
Đa số người VN bị ảnh hưởng quá nhiều về mặt dị đoan tâm lý ! Nào là coi bói, phong thủy, ngày tốt xấu......Là con người ai cũng có rất nhiều tánh xấu, nói chung là tham, hận, sân, si ....Nếu nhiêu người có chung nhiều tánh xấu hợp lại sẽ tạo ra bầu kông khí thích hợp với tánh xấu đó... Ngược lại, những nơi có những tấm lòng tốt như nhà thờ (churches) chùa chiền (temples), làm thiện nguyện (charity) thì nơi đó sẽ tạo bầu không khí thương yêu, thông cảm nhau....Tâm tánh con người rất mạnh, nơi nào con người sống thoải mái hạnh phúc thì nơi đó có những người mang tâm tánh tốt.....đúng không ?By Charles Phan - USA
Đáp:
Về cơ bản chung thì tôi rất đồng tình với những điều anh nói. Nhưng, cuộc sống và con người không phải ai cũng thể nghĩ và làm được những điều mình mong muốn dễ dàng như vậy. Trong cuộc sống chung quanh ta có rất nhiều người, anh em bạn bè đồng nghiệp...dù muốn dù không thì tất cả đều phải ảnh hưởng lẫn nhau trong môi trường hàng ngày không thể tránh được..
Người VN hay người Châu Á nói chung, đều có tín ngưỡng của mình. Khi họ đã tin có Trời Phật thì lòng tin sẽ càng tăng cao hơn mỗi khi có chuyện không giải quyết được. Khi họ cầu khẩn Trời Phật giúp sức thì đó không phải là mê tín, cũng không là thói xấu. Mọi chuyện trên đời, nếu không làm hại ai hay ảnh hưởng gì cho ai, thì không có gì là xấu. Cái xấu tốt chỉ là do nhận thức riêng của mỗi người và không có ranh giới nhất định...
Thế giới này được hình thành bởi những con người xấu tốt lẫn lộn. Từ cái xấu người ta nhận ra được cái tốt, nghĩa là xấu tốt phải cùng nhau tồn tại để cùng nhau phát triển. Vủ trụ rất bao la, cuộc sống giản dị và tươi đẹp, nhưng con người hiểu biết hạn hẹp. Một đời người 60 năm không đủ để hiểu hết mọi thứ, có những cái mà ta cho là xấu đôi khi lại là cái tốt của người khác và ngược lại cũng thế. Vì thế, không nên vội vàng phủ nhận điều gì khi chưa hiểu rõ.
- “Những người xấu hợp lại sẽ tạo ra bầu không khí xấu thích hợp cho họ” điều đó nói lên họ đang sống trong môi trường thích hợp thoải mái, vì không có ai khác hơn với họ, mọi người đều giống nhau, vậy thì làm sao có ai tranh giành với ai ? Ai có thể phân biệt được ai xấu hơn ai ?
- Ngược lại cũng vậy, ở những nơi chùa chiền hay nhà thờ, nếu “đây là nơi mà ai cũng sẽ thấy tình thương thông cảm nhiều hơn và mọi người cảm thấy thoải mái vì ai cũng có tâm tánh tốt”... thì làm sao họ có thể hiểu và nhận thức được cái xấu khi họ không thấy cái xấu và cũng không có gì để sửa đổi hay phát triển..Trong thực tế, không phải ai đi vào chùa chiền, nhà thờ cũng đều là những người thành tâm hay tâm tánh tốt.
Tóm lại, nếu thế giới này có sự phân chia vị trí rõ ràng như vậy, ai về phần nấy thì làm gì có chiến tranh ? Mọi người sẽ an vui hạnh phúc trong thế giới của mình ? Nhưng, nếu có được một thế giới tuyệt đẹp như vậy thì cuộc sống lại không phát triển và chẳng tồn tại được lâu...
tamdaoblog@gmail.com
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo