Định nghĩa về Đạo
Đạo,
trong chữ hán có nghĩa đen
là con đường hay đường đi, nhưng nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng
về phương hướng hay đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay
lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng với nguyên tắc khác
nhau về Đạo,
vì mỗi phương thuộc mỗi phạm trù khác nhau, như Triết
học, Phật giáo, Nho giáo hay Khổng giáo. Tuy vậy, tất cả những con
đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa
trên cái Thiện, cái Đẹp, cái Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính
để phát triển và mưu cầu Hạnh Phúc An Lành cho con người.
Thông thường khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là vấn
đề thuộc Tôn giáo nhiều hơn. Thật sự, tôn giáo hay 1 đạo giáo nào đó là 1
trong nhiều con đường Đạo, chủ yếu về tâm linh hay siêu hình, dựa
vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên người
làm lành tránh dữ bằng con đường tu hành theo đạo giáo đó. Những đường Đạo khác cũng
thế, đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương cho
và nhận trên công bình bác ái. Những Đạo tiêu biểu được biết đến nhiều nhất, đó là:
Đạo Học của Lão Tử
Lão Tử coi đạo là
nguồn gốc của vũ trụ, là
bản nguyên của Trời Đất và vạn vật. Đạo có nguồn gốc tự nhiên nhưng
không biết nơi xuất phát cũng không có nơi kết thúc. Đạo ở khắp vũ trụ, tàng ẩn trong
muôn vật thiên nhiên mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Đạo vô
hình nhưng công dụng vô biên đối với vạn vật bằng sự tương đối và bình đẳng ngang
nhau, vì thế có thể hình dung ra đó là đạo của Trời, Đất và Con Người.
Lão Tử cũng diễn tả Đạo với nhiều con đường khác nhau bằg những hình dung rõ nét hơn nhờ vào cái Lý đi theo sau nó, như Đạo Người, Đạo Trời, Đạo Trị Nước hay Đạo Đức Kinh của ông. Theo ông, Đạo có công sinh ra vạn vật, còn Đức thì bồi dưỡng, nuôi lớn vạn vật và có công che chở vạn vật, nhưng công sức đó lại tùy thuộc vào Đạo. Nói cách khác, khi vạn vật được tự nhiên sinh ra, muốn được phát triển và trưởng thành tốt thì phải cần quá trình bồi dưỡng nuôi nấng tốt, muốn được thế cần phải tuân theo chính quy luật của nó, tức quy luật của tự nhiên, là quy luật của Đạo. Khi con người làm được những điều thích ứng với đạo Trời, phù hợp với quy luật thì coi như đắc đạo. Vì thế, Lão Tử chủ trương sống tự nhiên với bản chất con người để gần gũi với Đạo hơn.
Lão Tử cũng diễn tả Đạo với nhiều con đường khác nhau bằg những hình dung rõ nét hơn nhờ vào cái Lý đi theo sau nó, như Đạo Người, Đạo Trời, Đạo Trị Nước hay Đạo Đức Kinh của ông. Theo ông, Đạo có công sinh ra vạn vật, còn Đức thì bồi dưỡng, nuôi lớn vạn vật và có công che chở vạn vật, nhưng công sức đó lại tùy thuộc vào Đạo. Nói cách khác, khi vạn vật được tự nhiên sinh ra, muốn được phát triển và trưởng thành tốt thì phải cần quá trình bồi dưỡng nuôi nấng tốt, muốn được thế cần phải tuân theo chính quy luật của nó, tức quy luật của tự nhiên, là quy luật của Đạo. Khi con người làm được những điều thích ứng với đạo Trời, phù hợp với quy luật thì coi như đắc đạo. Vì thế, Lão Tử chủ trương sống tự nhiên với bản chất con người để gần gũi với Đạo hơn.
Đạo của Khổng Tử
Khổng Tử luôn nêu cao Nhơn Đạo, là đạo xử thế trong 3 mối quan hệ
chính làm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Trong thời
phong kiến quan hệ giữa Vua với tôi thần, trong
gia đình Cha Mẹ với Con Cái và nơi học đường Thầy với Trò.
Theo ông, làm người phải biết giữ đạo là phải tuân theo 5 cái thường tình trong thiên hạ là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ông cho rằng, “Người quân tử là người biết cầu Đạo, chớ không cầu thực” tức phải lo việc học Đạo, tu chỉnh trên con đường chính đạo chứ không trọng miếng cơm manh áo đói no hàng ngày. Sự nghèo đói chỉ là tạm bợ phát sinh do vô đạo mà ra và chính vì vô đạo nên khốn đốn cuộc đời. Trong quan điểm của ông, Đạo không cùng thì không thể hợp tác vì quan niệm đạo đức khác nhau do ảnh hưởng từ giai cấp khác nhau trong xã hội. Cùng chí cùng đạo thì không lo cô độc vì sẽ được thiên hạ tìm đến. Tuy vậy, dù mọi người có giai cấp khác biệt đến đâu cũng vẫn có cùng chung nguyện vọng được sống hạnh phúc yên vui, đó chính là Nhơn Đạo.
Từ đó, Đạo Khổng đã được Mạnh Tử phát huy và truyền bá cho đến nay với những nguyên tắc giữ Đạo hay Đạo lý trong mọi khía cạnh cuộc sống từ việc xây dựng gia đình đến việc trị quốc nuôi dân.
Theo ông, làm người phải biết giữ đạo là phải tuân theo 5 cái thường tình trong thiên hạ là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ông cho rằng, “Người quân tử là người biết cầu Đạo, chớ không cầu thực” tức phải lo việc học Đạo, tu chỉnh trên con đường chính đạo chứ không trọng miếng cơm manh áo đói no hàng ngày. Sự nghèo đói chỉ là tạm bợ phát sinh do vô đạo mà ra và chính vì vô đạo nên khốn đốn cuộc đời. Trong quan điểm của ông, Đạo không cùng thì không thể hợp tác vì quan niệm đạo đức khác nhau do ảnh hưởng từ giai cấp khác nhau trong xã hội. Cùng chí cùng đạo thì không lo cô độc vì sẽ được thiên hạ tìm đến. Tuy vậy, dù mọi người có giai cấp khác biệt đến đâu cũng vẫn có cùng chung nguyện vọng được sống hạnh phúc yên vui, đó chính là Nhơn Đạo.
Từ đó, Đạo Khổng đã được Mạnh Tử phát huy và truyền bá cho đến nay với những nguyên tắc giữ Đạo hay Đạo lý trong mọi khía cạnh cuộc sống từ việc xây dựng gia đình đến việc trị quốc nuôi dân.
Đạo trong Kinh Dịch

Không gì mà không có Đạo, Đạo hiện hữu khắp nơi. Mọi vạn vật đều sinh tồn trong quy luật biến hóa của Đạo và nhờ Đạo, vì Đạo liên tục biến chuyển để đổi mới cho vạn vật giúp thế gian ngày càng tươi đẹp và phát triển thêm.
Đạo trong Phật giáo

Đạo trong Cao Đài giáo
Muốn nhìn
thấy Đạo thì phải tu luyện và phải đủ công đức thì mới đắc đạo. “Đạo không phải nơi lời nói, mà ở kết quả của việc mình làm. Chẳng phải nơi câu kệ câu kinh mà buộc hành vi người giữ đạo. Cái khó
khăn của Đạo chẳng phải nơi giảng dạy mà cốt ở sự thực hành. Cái hay của Đạo
chẳng phải tại nơi yếu lý, mà ở sự kết quả của sự giáo truyền” (Phương tu
Đại Đạo).
Đạo trong đời sống
Đạo là đời, đó là định nghĩa của nhân gian từ những kinh nghiệm từng
trãi trong cuộc sống gian nan. Trên diện phương tâm lý, bất cứ con người nào sống
trên cuộc đời này cũng đều mong muốn có được nơi an cư lạc nghiệp, đất nước
hoà bình, đời sống ấm no, hạnh phúc, tinh thần vui vẻ và bình an. Thế nhưng, cuộc
đời luôn đầy biến động, vì thế giới con người rất đa dạng phong phú cùng
với vạn vật thiên nhiên ảnh hưởng tác động cho nhau. Chính từ nơi đó,
con người trở nên mong muốn lợi lộc nhiều hơn và đã vượt ra khỏi
giới hạn tự nhiên của bản thân. Cuộc đời lại có những quy luật tự
nhiên của nó với sự bù trừ cân bằng khiến cho con người phải trả
giá cho hành động của mình. Quy luật và nguyên tắc tự nhiên đó chính
là Đạo của đời.
Đạo đời vô hình nhưng thích ứng và hiệu quả tức thì. Người hiểu được Đạo đời tự khắc biết rút kinh nghiệm khi thất bại, biết tự học hỏi khi yếu kém, biết nhận lãnh trách nhiệm khi lầm lỗi và tự biết điều chỉnh bản thân để cân bằng những mong muốn vừa đủ hầu vui hưởng được cuộc sống hạnh phúc bình yên cho mình.
Đạo đời vô hình nhưng thích ứng và hiệu quả tức thì. Người hiểu được Đạo đời tự khắc biết rút kinh nghiệm khi thất bại, biết tự học hỏi khi yếu kém, biết nhận lãnh trách nhiệm khi lầm lỗi và tự biết điều chỉnh bản thân để cân bằng những mong muốn vừa đủ hầu vui hưởng được cuộc sống hạnh phúc bình yên cho mình.
Đúc kết:
Đạo là con đường đi vô hình nhưng chân chính, là phương hướng dẫn
con người đi tới cái thiện mỹ, hạnh phúc, vui vẻ và bình an cho đời
sống tinh thần lẫn vật chất. Trên con đường đi đó, Đạo hiện diện mọi
lúc mọi nơi trong cuộc sống, mang tính chất tự nhiên với nguyên tắc
công bằng bù trừ, cho và nhận, không phân biệt ai cũng không giới hạn hoàn
cảnh nào và hiệu ứng rõ ràng trên hai chiều ngược xuôi. Nguyên tắc của Đạo không hề
biến đổi. Đạo không đến vì những lời cầu xin để mang lợi ích cho riêng ai. Đạo chỉ giúp cho
mỗi con người tự nhận thức, tự kiểm soát, tự phát triển bằng chính
cái đạo của mình, tức phải làm tròn đạo làm người, giữ tròn trách
nhiệm của bản thân trong mọi mối quan hệ với gia đình, xã hội và
đất nước. Do đó, người hiểu Đạo sẽ tự biết làm theo Đạo, hành xử đúng
đắn theo nguyên tắc của Đạo và sẽ nhanh chóng tìm thấy hạnh phúc an lạc cho bản thân.
Tâm
Duyên
Thư mục:
Ref. 8- 9
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo