Tâm, đơn thuần là trái tim trong cơ thể con người. Vị trí của nó nằm ngay giữa lòng ngực, là trung tâm tiếp nhận máu để nuôi dưỡng toàn bộ hoạt động của cơ thể con người chúng ta. Có lẽ chính vì vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó, Tâm còn được định nghĩa là trung tâm hay
tâm điểm, là điểm giữa của 1 vật, 1 việc, 1 khuôn khổ, 1 môi
trường hay 1 phạm vi nào đó. Đặc biệt khi nói đến Tâm của
người, thì ai cũng hiểu được đó là tấm lòng, là tình cảm trong quan hệ, là cảm giác tiếp nhận của người đối với
người hay đối với điều gì đó, nó xuất phát từ tim cùng với quan điểm và lối suy nghĩ bên trong của mỗi người.
Xa hơn nữa, khi diễn tả những biểu cảm xuất phát từ Tâm, liên quan đến Tâm, thì Tâm thường mang theo cái ý đi theo nó để miêu tả rõ nghĩa hơn ý nghĩa liên quan đến nó, thí dụ như, Tâm sự, Tâm tình, Tâm thần, Tâm thức, Tâm sở, Tâm tánh....vv..
Xa hơn nữa, khi diễn tả những biểu cảm xuất phát từ Tâm, liên quan đến Tâm, thì Tâm thường mang theo cái ý đi theo nó để miêu tả rõ nghĩa hơn ý nghĩa liên quan đến nó, thí dụ như, Tâm sự, Tâm tình, Tâm thần, Tâm thức, Tâm sở, Tâm tánh....vv..
Tánh là gì ?
Bản thể của Tâm vốn tự nhiên và giản đơn, thường tiếp nhận để cho đi chứ không tích lũy riêng cho mình, đó là tính bác ái vị tha có sẵn trong mỗi trái tim con người. Bởi lẽ, chức năng tự nhiên của quả tim trong cơ thể là trung tâm tiếp nhận máu để truyền về thần kinh trung ương, điều hoà lưu thông mọi chức năng các cơ quan trong cơ thể góp phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người. Vì thế, tim hay Tâm đã liên kết chặt chẽ với bộ não trí tuệ để tạo ra thái độ hoạt động cho con người.Từ đó, nó giúp tạo nên thói quen hành động thường xuyên, hình thành nên tính cách riêng cho mỗi cá nhân con người. Tính cách riêng đó gọi là Tánh.
Bản thể của Tâm vốn tự nhiên và giản đơn, thường tiếp nhận để cho đi chứ không tích lũy riêng cho mình, đó là tính bác ái vị tha có sẵn trong mỗi trái tim con người. Bởi lẽ, chức năng tự nhiên của quả tim trong cơ thể là trung tâm tiếp nhận máu để truyền về thần kinh trung ương, điều hoà lưu thông mọi chức năng các cơ quan trong cơ thể góp phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người. Vì thế, tim hay Tâm đã liên kết chặt chẽ với bộ não trí tuệ để tạo ra thái độ hoạt động cho con người.Từ đó, nó giúp tạo nên thói quen hành động thường xuyên, hình thành nên tính cách riêng cho mỗi cá nhân con người. Tính cách riêng đó gọi là Tánh.
Tâm Tánh
Như đã nói, Tâm luôn luôn kết
hợp với trí tuệ để xây dựng hình thành nên Tánh, khi con người suy nghĩ bên trong Tâm như thế nào thì sẽ điều đó sẽ thể hiện ra bên ngoài Tánh như thế ấy, gọi chung là Tâm Tánh hay còn gọi là Tánh Tình là tính nết riêng biệt đặc thù của mỗi cá nhân con người.
Không Tâm Tánh của ai giống ai và cũng không ai có được sự vẹn toàn trong Tâm Tánh để trở thành mẫu mực cho ai. Quan trọng hơn hết, con người có Tâm Tánh tốt thì sẽ có tấm lòng bác ái khoan dung, biểu hiện ra bên ngoài sự tôn kính nhân nghĩa đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Luyện tập và duy trì được Tâm tánh tốt như vậy thì chắc chắn sẽ được mọi người yêu mến và cuộc sống sẽ gặp được nhiều may mắn an lành. Sự miêu tả về Tâm Tánh được thể hiện trong các quan niệm như sau:
Không Tâm Tánh của ai giống ai và cũng không ai có được sự vẹn toàn trong Tâm Tánh để trở thành mẫu mực cho ai. Quan trọng hơn hết, con người có Tâm Tánh tốt thì sẽ có tấm lòng bác ái khoan dung, biểu hiện ra bên ngoài sự tôn kính nhân nghĩa đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Luyện tập và duy trì được Tâm tánh tốt như vậy thì chắc chắn sẽ được mọi người yêu mến và cuộc sống sẽ gặp được nhiều may mắn an lành. Sự miêu tả về Tâm Tánh được thể hiện trong các quan niệm như sau:
Tâm
Tánh trong Phật Giáo
“Tâm là A-lại-da-thức nơi
biểu hiện của trí tuệ, linh thông của con người, còn là nơi lưu giữ
những điều hiểu biết học được trong kiếp này và ghi nhận các điều thiện
ác để làm chủng tử cho kiếp lai sinh. Theo Phật thì trong mỗi chúng
sanh đều có Chơn Tâm và Phật Tánh nên phương hướng tu hành của Phật
Giáo dạy “Minh Tâm Kiến Tánh”. Người tu hành làm
thế nào để cho chân tâm được sáng tỏ và thấy được Phật tánh trong
tự thể của mình thì đắc đạo” (Readings)
Tâm Tánh trong Nho giáo
Tâm của người với Tâm của Trời đều cùng một thể. Làm người phải biết giữ cái Tâm và nuôi cái Tánh, vì “ Theo Nho giáo, Tâm Tánh là thần minh, linh giác của con người nên còn gọi là linh tâm giác tánh. Nho giáo xem Tâm Tánh ban đầu vốn lành, nhưng sỡ dĩ con người có Tâm Tánh độc ác, là do càng ngày càng tập nhiễm những điều xấu, mà xa dần cái tánh bổn thiện.” (Readings) Do thế, đường lối của Nho giáo là “Tồn Tâm Dưỡng Tánh” để biết rõ lẽ Trời mà đối nhân xử thế theo chính mệnh, sẽ giữ được phẩm giá tôn quí.
Tâm Tánh trong Lão giáo
“Lão giáo thì gọi Tâm Tánh là Thiên lương, Huyền tẩn hay Huyền quan khiếu ...” “Lão giáo cũng cho rằng Tâm Tánh có sẵn trong mỗi người, ban đầu nó hồn nhiên, vô tư vô dục, lương thiện như tâm hồn của đứa trẻ con mới sinh ra, nên đức Lão Tử so sánh cái Thiên Lương tức Tâm nguyên thủy của con người như là tâm của đứa con đỏ “Xích tử chi tâm”. Nhưng sở dĩ có sự biến dạng thành hung ác, là do tập nhiễm vật dục làm thay đổi từ tốt trở nên xấu. Vì vậy mà Trần Đoàn Lão tổ mới nói rằng con người trở thành Phật cũng do bởi tâm, mà sống như thú vật cũng do tâm sai khiến. Nên đường hướng tu hành của Lão giáo lấy sự hư tỉnh để tu luyện đó là: “Tu Tâm Luyện Tánh”. Tu Tâm là sửa lòng cho trong sạch, cốt làm cho Tâm con người luôn thanh tịnh, làm chủ được bản thân mình, không để thất tình lục dục sai khiến. Luyện Tánh là tập cái tánh không, tức không để ảnh hưởng bởi thất tình: mừng vui, hờn giận, yêu ghét ...” (Readings)
Tâm Tánh trong Tâm lý học
Từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, Tâm Tánh con người được hình thành tự nhiên qua gien di truyền của cha mẹ, sau đó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Tâm Tánh thay đổi tự nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển tâm sinh lý cùng lúc bị ảnh hưởng tác động từ môi trường sống, từ sự giáo dục của cha mẹ đến hoàn cảnh gia đình và xã hội. Do thế, sự thay đổi nổi trội của Tâm Tánh khác xa cách biểu hiện vốn có thường do môi trường sống tác động mạnh chi phối thúc đẩy nó lớn dần.
Do vậy, ngành Tâm lý học ngày nay quan tâm chú trọng đến việc khai thác và phát triển những phương cách chỉnh sửa Tâm Tánh sao cho phù hợp với mong muốn tự nhiên của con người là tìm thấy hạnh phúc và an lành trong cuộc sống. Có rất nhiều nghiên cứu thực tiễn qua nhiều thế hệ với những chứng minh được ứng dụng rộng rãi bằng những phương pháp chữa trị các chứng bệnh liên quan đến Tâm Tánh con người. Một trong những phương pháp đó là “Chú Trọng Bản Thân”, giúp người tự hiểu, tự rèn luyện, tự đánh giá và tự thay đổi bản thân, vì không ai có thể hiểu và thay đổi được mình tốt hơn bằng chính bản thân mình.
Nhìn chung trong
tất cả các quan niệm nêu trên, cơ bản vẫn là giống nhau về tính chất
tự nhiên với lòng bác ái vị tha có sẵn trong tim, tức Tâm bên trong là
nơi chất chứa tình cảm liên kết với trí tuệ não, được biểu hiện ra bên ngoài
thành tính cách riêng là Tâm Tánh. Tâm Tánh phát triển và thay đổi tuỳ theo tâm sinh lý, bị ảnh hưởng tác động từ môi trường và hoàn cảnh sống của từng người. Do
đó, để có được Tâm Tánh tốt, thì cần phải học tập mở mang trí tụê, tự rèn luyện
hay tu luyện sao cho có thể tự làm chủ bản thân không bị bất cứ điều sai trái nào chi phối để có được cuộc sống hạnh phúc an lành.....
Readings / Đọc:
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo