Trung Dung là thuật cân bằng giữa 2 sự tương khắc trong vũ trụ tự nhiên, đơn thuần được hiểu như là sự trung hòa giữa âm và dương, giữa nhu và cương, nóng và lạnh...v.v..
Thuật Trung Dung do Khổng Cấp
tức Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử viết ra và sau đó được học trò
của ông là Mạnh Tử soạn chép lại và truyền bá khắp nơi trong nhiều
thế hệ sau bên Trung Quốc.
Mục đích của Tử Tư trong đạo
Trung Dung là muốn giáo hóa nhân sinh phải biết cách giữ cho ý nghĩ và việc
làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng sống
theo nguyên tắc của đạo làm người với Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, luôn
giữ cho tròn thì mọi việc sẽ thành tựu như mong muốn.
PHÉP TRỊ GIA TRUNG DUNG
“Tề gia trị quốc, bình thiên hạ”
Gia đình là nền tảng cho cuộc sống, là nguồn gốc xuất phát của
1 con người, là nguồn nuôi dưỡng bảo bọc khi người còn bé, là nơi cư
trú an toàn nhất cho một đời người. Do đó, để đạt thành công trong bất
cứ khía cạnh nào của xã hội hay công danh sự nghiệp tương lai thì
nền tảng gia đình phải được giữ gìn cho vững chắc. Muốn thế, mối
quan hệ và cách cư xử của mọi người trong cùng gia đình phải dựa
theo nguyên tắc của người đứng đầu gia đình đặt ra. Nguyên tắc đó phải
mang tính chất hài hòa và công minh, được thế ắt sẽ được mọi thành
viên trong nhà công nhận và tuân thủ noi theo.
Trong một quốc gia cũng thế, vì
là 1 đại gia đình đông dân số trên một diện tích rộng lớn nên những
nguyên tắc, luật lệ của người đứng đầu cần phải nghiêm và công minh lấy
lợi ích của dân làm đầu trong mọi cân nhắc tính toán. Muốn được dân chúng
ủng hộ tuân theo những luật lệ nguyên tắc thì những luật lệ đó phải
vì dân và do dân chấp thuận đồng tình.
1. Tính nết có định trước mới tránh được lổi
lầm
Tính tình con người không thể ép buộc
hợp nhau. Trong gia đình, những sự xung đột, bất hoà thường xuyên diễn
ra giữa cha mẹ và con cái hay giữa anh chị em là điều không thể tránh
được. Thông thường nhất, là sự trách mắng con cái của cha mẹ do không
thông hiểu nhau từ hai thế hệ và những sự ganh tị trong các anh chị em.
Tệ hơn nữa, có sự bất công áp đặt từ phía cha mẹ đối với con cái
khi còn nhỏ khiến sanh những uất hận trong lòng cho chúng, ngay cả việc
anh em tranh giành của cải thừa kế gia sản cũng là việc ngày nay xãy
ra ở nhiều nơi.
Nếu nhìn từ khía cạnh tâm sinh
học, mọi người trong gia đình có cùng dòng máu huyết thống nên tính
tình cơ bản tương tự lẫn nhau. Nếu tính tình của họ mang tính dương+
nhiều thì dẫn tới xung đột cao và ngược lại mang tính âm- cao thì
xung đột thấp. Thí dụ, nếu cha mẹ của họ là người nóng nãy thì
tất cả các đứa con sẽ cùng nhau biểu lộ nóng nãy với nhau không ai
muốn nghe ai dẫn đến bất hòa.
Do thế, nên hiểu rõ tính nết của
bản thân mình và mọi người trong gia đình để có thể hoà hợp với
nhau. Tuy không phải là điều dễ làm nhưng nếu nhận ra được bản tính
của mình, suy nghĩ, động cơ nào thường dễ gây bất hòa, thì sẽ biết tự
uốn nắn với cách cư xử tốt được định trước và sẽ ngăn chận được
lỗi lầm ít hơn.
2. Tôn kính người
trên và ôn tồn khuyên răn trong nhà
Sự luôn kính
cẩn của con đối với cha mẹ là nguyên
tắc bất biến không có gì để tranh cãi. Từ thời xưa, con đối với cha
mẹ như quan thần đối với vua chúa hay như tôi tớ đối với chủ không
thể ngang hàng. Điều này đã khiến một số người làm cha mẹ đã không
công bằng với con cái luôn áp đặt những điều họ mong muốn mà bỏ qua
những gì con cái họ ước mong và gây biết bao hệ luỵ trong gia đình.
Ngày nay, quan điểm trong việc kính cẩn hiếu thảo đối với cha mẹ không
những là sự tôn kính trong lời nói và cách cư xử chân thành mà còn
nên thể hiện sự thông cảm, thương yêu và hiểu biết từ hai phía. Muốn có được sự
tôn kính hài hoà của con, cha mẹ phải biết thể hiện trước sự tôn
trọng ước muốn của con, đó chính là phương cách giáo dục thực tế
và hữu hiệu nhất.
Trong cách
đối xử với anh chị em trong nhà, dù vị trí của mình là anh chị hay
em út cũng thế, đều nên giữ sự hài hoà bằng những lý lẽ mang tính
logic, giải thích cặn kẽ, tôn trọng ý kiến người khác và tìm hiểu
thực tế trong mọi vấn đề. Lấy sự nhường nhịn và kiến thức hiểu
biết làm nguyên tắc để suy nghĩ và cư xử.
3. Biết NHẪN
Nguyên tắc giữ êm ấm trong gia đình là chữ NHẪN để hòa hợp lâu
dài. Nhẫn, có nghĩa là Nhịn chứ không có nghĩa là Nhục. Nhịn
nhường trong gia đình để đạt được sự vui vẻ cho người trong gia đình
là đem lại hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên, việc nhường nhịn sẽ càng
trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn nếu không hiểu rõ đạo của Nhẫn.
Phần đông, ai cũng có thể nhịn nhường một vài lần nhưng ít ai có
thể duy trì tính cách đó cả đời. Bởi lẽ, con người luôn có giới
hạn riêng của mình, những ai nhịn nhẫn như là một cách dồn nén trong
tâm tư đến lúc không thể được nữa thì sẽ bùng phát như quả bom, như
nước lũ tràn bờ thì việc nguy hại càng không thể ngăn chận được.
Vậy nên biết, đạo của Nhẫn là xem việc bị xúc phạm, tranh giành,
thị phi hay dối gạt hại người là những điều nên tránh kịp thời, phải
biết cách giãi quyết ôn hòa, là điều không nên nghĩ tới, là điều
không cân đo xem xét nặng nhẹ cho mình và nếu được thế tự dưng sẽ
không giữ phiền muộn trong lòng. Quan
trọng nhất là cách thể hiện bên ngoài bằng nét mặt và lời nói như không.
Đó là người biết Nhẫn.
4. Sống chung không nên giấu riêng tiền của
Khi mọi người sống chung nhau trong
cùng mái gia đình, ai cũng lo cất giấu riêng tiền tài lo cho bản thân
phòng khi hữu sự, thì đó là việc làm tự đẩy mình ra xa khỏi những
người yêu thương. Thông thường nhất là sự cất giấu tiền riêng giữa 2
vợ chồng, có thể nói đó là kết quả của một tình yêu không dựa trên
lòng tin và không hiểu nhau.
Ngày nay, có người còn lợi dụng lòng
tin yêu của nhau để vay vốn kiếm lời riêng, có người cất giấu tiền
bạc bằng cách gởi gấm cho người khác và nhiều trường hợp khác tương
tự như thế với những tính toán cá nhân, cuối cùng dẫn tới kết quả mất
trắng, vừa mất tiền bạc vừa mất lòng tin lẫn tinh thần của mọi người
trong gia đình.
Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân,
mất tiền con người có thể làm ra tiền khác nhưng lòng tin con người đã
mất thì khó tìm lại được. Vì thế, bàn tính giúp đỡ nhau trong
những hoàn cảnh khốn khó về tiền bạc với người trong gia đình là
điều nên làm.
5. Cha Mẹ yêu thương công minh với con cái
Làm bậc cha mẹ không nên yêu ghét mù quáng con cái vì những suy
nghĩ và hành động của con. Phần nhiều cha mẹ thường trách mắng con
cái khi chúng khôn lớn vì không làm được những điều họ mong muốn. Đau
khổ hơn, các bậc Cha Mẹ chê trách con mình bất hiếu, hư hỏng, đổ lỗi
cho mọi thứ trên đời mà không hề nhìn thấy lại quãng thời gian con
cái của mình đã lớn lên dưới sự giáo dục của cha mẹ như thế nào.
Từ thuở nhỏ, trẻ con thường hay được sự nuông chìu của cha mẹ và
ngược lại các cha mẹ thường bỏ qua những hành động nhỏ, vô ý thức của
con, họ không uốn nắn hay giãi thích cho chúng hiểu, vì cho rằng
chúng quá bé để hiểu rõ hành động của mình. Cho đến khi khôn lớn,
những hành động lỗi lầm của chúng trở thành thói quen gây ảnh hưởng
đến cha mẹ, những lời trách mắng hay giãi thích lúc này đều trở nên
vô dụng.
Thế nên, “Dạy con từ thuở còn thơ...” là dạy
con từ chính những lỗi lầm nhỏ nhất để tránh được những lỗi lầm
lớn sau này. Giáo dục con không phải bằng sách vở giáo khoa hay những
lời giáo điều quy cũ là đủ, mà phải dạy bằng chính suy nghĩ và hành
động thực tế, cụ thể trước mặt chúng. Những gì cha mẹ khuyên bảo con
cái không nên làm chính là những nguyên tắc đặt ra cho chính cha mẹ
của chúng thi hành. Trẻ con rất nhạy cảm, học rất nhanh và học hỏi
mọi thứ từ những gì xung quanh chúng, từ cha mẹ, từ những lời nói,
hành động và việc làm của tất cả mọi người chúng tiếp xúc hàng
ngày và làm theo rất giỏi. Do đó, nếu học được những điều tốt đẹp từ
nhỏ chúng sẽ trở thành người tốt có ích cho xã hội.
Tóm
lại, để tránh đỗ vỡ mất mát
trong một gia đình thì nguyên tắc yêu thương và hiểu biết công bằng là
nền tảng cho mọi người cùng nhau học hỏi và duy trì. Trên có công minh
thì dưới mới tôn kính và thi hành. Cha mẹ yêu thương con cái công bình,
biết giáo dục con ngay từ thuở nhỏ, biết tạo tấm gương tốt cho con
noi theo thì không gì làm con cái hư hỏng được. Vợ chồng hay anh chị
em trong nhà biết nhường nhịn cho nhau, hiểu nhau vì hạnh phúc chung
trong gia đình thì nền tảng gia đình luôn được ổn định vững chắc. Đó
là vốn quý nhất trên đời.
Cầu mong
mọi gia đình có hạnh phúc.
Tâm
Duyên
Ref. 7
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo