TỰ BIẾT ĐỦ LÀ ĐỦ....
Trong cuộc sống đương thời, khi con người biết tự hài lòng với
những gì đang có trong tầm tay và vui sướng với những công việc hay thành
quả do khả năng đem lại,
thì chắc chắn sẽ tìm thấy được cuộc sống của mình rất yên bình, an nhàn và tự̣ tại.
Chính nhờ những nhận thức tự biết về mình, tự đánh giá
những thiếu đủ trong các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cần thiết cho cuộc sống, con người sẽ biết tự điều chỉnh cân bằng
lại những phần thiếu đủ đó trở nên hài hoà hơn vững chắc đi tiếp
trên con đường đến tương lai.
Vậy thế nào là biết đủ hay thiếu ?
Người biết đủ là người biết chấp nhận sự thật, biết nhận lãnh trách nhiệm đối với những việc đã làm và biết học hỏi từ những lỗi lầm sai trái của mình để sửa đổi. Người biết đủ, nếu giàu sang sẽ
không huyênh hoang, nếu chiến thắng cũng không nghênh ngang hay đạt được
công danh bổng lộc cũng không tỏ ý khinh khi người khác. Thậm chí ngược lại, dù nghèo nàn khốn đốn cũng không không than thân trách phận hay
đỗ lỗi cho hoàn cảnh gia đình, xã hội hay bất cứ điều gì
khác.
Hãy nhìn xem thiên nhiên, một ngọn núi cao sẽ có ngọn núi khác cao hơn, sông dài biển rộng mênh mông chất chứa
biết bao thứ đỗ ra từ những sông rạch mương nhỏ không bao giờ ngưng
chảy, rừng rậm âm u nuôi sống muôn loài thú hoang, tất cả đang cùng
với con người tồn tại mang lại lợi ích cho nhau....Con người cùng với thiên nhiên phát
triển không ngừng với đời sống được nâng cao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi rừng còn cây thì con
người còn hiện hữu hay sông biển còn cá thì con người có
thể chài lưới hay đánh bắt để sinh sống.
Nếu sống trong 1 căn nhà nhỏ hay 1 túp lều lá thì đã được 1
nơi an cư, được cơm ăn ngày 2 buổi coi như là đủ, có vài quyển sách
tâm đắc gối đầu giường thì coi như đã có của quý trong nhà, tự tại
ngồi ngắm hoa uống trà, nhìn trăng ca hát hay ngâm thơ thì coi như được
nhàn hạ phong lưu và có được 1 người bạn tâm đầu ý hợp cùng ngồi đối ẩm bàn chuyện thế sự thì
vui sướng nào hơn. Đấy gọi là biết đủ sẽ thấy đủ, ngược lại chẳng có ý muốn đủ thì chẳng bao
giờ thấy đủ ...
Tuy thế, có một thứ mà người biết đủ sẽ
chẳng bao giờ thấy đủ, đó là kiến thức, là học hỏi, là trao dồi
rèn luyện bồi bổ nuôi dưỡng tinh thần trí tuệ được thêm minh mẫn. Con
người thường được ví như 1 hạt cát trong sa mạc mênh mông, còn kiến
thức là cả 1 vũ trụ bao la bất tận mà con người chẳng bao giờ có
thể với tới đầy đủ. Do đó, càng học hỏi hiểu nhiều bao nhiêu thì người
tự biết đủ sẽ càng thấy thiếu thốn tri thức bấy nhiêu.
Khi thấy đủ có hạnh phúc không ?
Hạnh phúc chỉ có thể được định nghĩa rõ ràng và có đầy đủ
ý nghĩa đối với người đang suy nghĩ về nó. Đó là 1 bức tranh đầy màu sắc hay cũng có thể rất đơn giản mang 2
màu đen trắng, tùy theo người vẽ đã hình dung ra nó như thế nào thì
sẽ vẽ nó y như thế đấy. Vì thế, hạnh phúc không ai giống ai và càng
không thể so sánh được với ai. Tuy vậy, nếu biết giúp đỡ người khác hay
mang lại hạnh phúc cho người khác thì tự nhiên sẽ có được cảm giác
vui sướng, đó chính là niềm hạnh phúc vô biên.
Khi Tâm tự biết đủ thì sẽ thấy cả thế giới vật
chất tiền bạc hay vinh hoa phú quý được thu nhỏ trong tâm vì hiểu rằng đó không phải là mục đích
sống duy nhất hay đích đến cuối cùng, mà chỉ là phương tiện giúp cho
ta đi đến mục đích khác cho mang lại ích lợi thiết thực hơn cho xã hội. Người có thể giúp đỡ hay san sẽ lợi lộc cho
người khác không chỉ luôn luôn là những người dư thừa đầy đủ vật
chất, mà đó là người tự biết đủ cho mình và thấy được cái thiếu
cho người khác.
Người biết đủ khi được bổng lộc sẽ biết san sẽ giúp đỡ
người khác, biết đủ trong vinh hoa phú quý sẽ biết nhường cơm sẽ áo cho người khốn khó, biết đủ trong uy
quyền sẽ biết tạo thời cơ và biết giữ gìn cho người dưới
quyền, biết đủ để từ chối của cho là có được thanh cao trong sạch,
biết tự đầy đủ nơi vui chơi giải trí là có được sự tiêu dao mát mẻ và
biết đủ nơi khốn khó là tìm được thanh đạm nơi ngõ nhỏ với giỏ cơm
bầu nước.....
Tóm lại, nếu tâm tự biết đủ tất cả thì
ở đâu cũng yên ổn, không ngày nào không đầy đủ, chẳng màng cạnh tranh
hơn thua với ai, tự vui với niềm vui vô tận của mình và gạt bỏ được
vất vả của cuộc sống. Khi tâm tự biết được vậy thì sẽ nhận thấy được
những dư thừa ngoài thân không còn giá trị gì để tham lam ôm lấy vào
người, không nhìn danh vị chức tước của người khác hàng trăm thước
mà vội vã vứt bỏ đạo đức có trong gang tấc. Ngược lại, nếu không
biết thế nào là đủ thì ngày đêm phải đau đầu suy tính bằng mọi thứ
cho bằng được, vì thế tâm phải luôn lo âu và thân không bao giờ được yên
tĩnh an nhàn.
Tâm
Duyên
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo