Wednesday, 30 May 2012

SỰ LIÊN QUAN GIỮA GIẤC NGŨ ......

VỚI  TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ & THỨC ĂN MỖI NGÀY

Lo âu, buồn phiền, computer, TV và công việc là những thứ cướp đi giấc ngũ của bạn làm ảnh hưởng nhiều đến sức lực cơ thể.
Giấc ngũ rất cần thiết đến sức khỏe và giúp cân bằng thể lực. Trong khi ngũ, cơ thể chúng ta thẩy ra những chất tố liên quan đến sự ngon miệng, bệnh tật, điều hoà cơ bắp, tăng trưởng và ổn định trí nhớ. Vì vậy, một giấc ngũ ngon rất quan trọng cho con người.

Chúng ta cần ngũ bao nhiêu ?

Lượng ngũ cần thiết cho con người thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau và giảm dần khi con người già đi. Trong khoảng thời gian phát triển từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành và lập gia đình, cơ thể chúng ta cần ngũ rất nhiều. Trẻ sơ sinh cần ngũ 14-18 giờ một  ngày, lớn lên vài tuổi thì cần ngũ 12-14 giờ, đến tuổi tiểu học chúng cần 10-12 giờ ngũ, tuổi thiếu niên cần 9-11 giờ ngũ và người lớn cần 7-9 giờ ngũ mỗi đêm. Những người lớn tuổi có khuynh hướng ngũ ít hơn và thường thức dậy nữa đêm, vì thế có người cần ngũ trưa thêm để cân bằng nhu cầu ngũ của mình.

Tuesday, 8 May 2012

GIẤC NGŨ

Lo âu, buồn phiền, suy nghĩ là những nguyên do chính gây ra rối loạn giấc ngũ và dẫn đến tâm bệnh. Vì thế, phải phòng ngừa trước khi quá trễ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC GIẤC NGŨ NGON ?

1.   DUY TRÌ ĐIỀU ĐỘ và GIỮ ĐÚNG THÓI QUEN

-     Đi ngũ đúng giờ mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng, cuối tuần cũng thế.
-     Nếu trong tuần bạn không ngũ đủ giấc thì coi như bạn đang tự hình thành một thói quen thiếu ngũ.
-     Buổi trưa trước 3g, có thể ngũ 10-15 phút để có thêm thể lực
-     Những ngày cuối tuần không nên ngũ quá nhiều, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên thường ngũ và dậy trễ hơn.

Friday, 4 May 2012

ĐÚNG và SAI
Trong suốt cuộc đời mỗi người, ai cũng muốn làm những điều đúng để có được một cuộc sống vui vẻ và tốt đẹp cho bản thân cũng như cho gia đình. Ngay từ thuở nhỏ, trẻ con đã được giáo dục về những cái đúng và sai với những điều được và không được, phân biệt rõ ràng như giấy trắng mực đen. Đến khi khôn lớn, trãi qua nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống, người ta lại trở nên lẫn lộn không còn nhận ra được rõ giữa đúng và sai nữa, cũng không còn nhận ra trắng hay đen, mà tất cả chỉ còn là màu xám nhạt hay xám đậm khác nhau dưới ánh mắt của mỗi người.
Đúng Sai là gì ?
Đúng có thể hiểu như những gì thuộc chân lý, đạo lý hay cái tốt đẹp để cho mọi người sống noi theo và Sai là những điều xấu xa đen tối nên tránh bỏ. Sự định nghĩa rõ ràng về Đúng hay Sai xuất phát từ những nguyên lý chung trong tri thức con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế, thay đổi dần theo khuynh hướng tiến triển của từng thời đại và ảnh hưởng từ những yếu tố khác thuộc văn hóa, tập tục, lễ nghi, giáo dục, xã hội, khoa học...vv...
Khi tuổi đời tăng theo thời gian, mỗi người sẽ có phần tư duy khác nhau khi xem xét sự đúng sai trong vấn đề và thường lẫn lộn trắng đen khi kết hợp cả tình và lý. Tất cả những sự đánh giá đó lại tùy thuộc rất nhiều vào cảm xúc, tư tưởng, mối quan hệ, trình độ kiến thức và kinh nghiệm sống của mỗi con người. Nói cách khác, họ luôn bị chi phối bởi tâm của họ.

Thursday, 3 May 2012

ĐÚNG & SAI

         
         Đúng Sai tìm đếm mấy ngón tay
         Loay hoay tìm Đúng chẳng tìm Sai
         Đúng Sai đếm suốt mấy tháng ngày
         Mõi mệt đời thấy cả Đúng Sai

        Đúng Sai trong suốt quãng đường dài
         Hỏi đời lý giãi “Đúng hay Sai ?”
         Đúng là ta, Sai phải là người
         Tranh cho quyền lợi chẳng có Sai

         Đúng Sai cứ thế mà tranh cãi
         Mãnh lực tiền tài Đúng trong tay
         Không lực, không tiền, Sai chối ci
         Ngẩng mặt nhìn trời “Thấu đắng cay...

         Phải chăng trong Đúng lẫn trong Sai ?
         Đúng Sai phân biệt khéo vẽ bày
         Bày đen, bày trắng, bày nhân tnh
         Bày Đúng, bày Sai, hi lng ngay ?

         Lòng đang yên lắng chẳng mãy may
         Đúng trong ta, Sai vẫn trong ta
         Cứ sao lại trách đời tha hoá ?
         Chuốc lấy phiền hà ta hại ta…..

CôCô 
2007

Đọc thêm - Other blogs

Tư Vấn - Counselling Form