Sunday, 22 April 2012

SỰ TỨC GIẬN

Hay còn gọi là SÂN

Tức giận là sự biểu hiện ra bên ngoài của con người một cảm xúc mạnh mẻ khi không vừa ý. Con người có vô số cách để biểu lộ thái độ tức giận, tuy chưa bàn đến sự biểu hiện thái độ nào tốt hay xấu và có lợi dụng thái quá hay không, nhưng nếu không hiểu rõ và biết kiềm chế tính cách bản thân của mình sao cho thích hợp với tình thế, thì chắc chắn sự tức giận đó sẽ phá hoại mối quan hệ của mình đối với những người liên quan, hỏng sự việc và gây hậu quả hối tiếc không thể hàn gắn được. 

Tại sao tức giận ?

Khi không vừa lòng hay trái ý về vấn đề nào đó với ai, thì thái độ tức giận của mỗi người được thể hiện ra bên ngoài hoàn toàn khác nhau tùy theo tính cách cá nhân, mối quan hệ liên quan, trình độ kiến thức và kinh nghiệm, của mỗi người khác nhau.

Thái độ tức giận khác nhau của con người xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:

·         Bản năng tự nhiên trong cá tính cá nhân

Xuất phát từ di tryền và thay đổi dần theo môi trường sống chung quanh. Tuy nhiên, không phải cha mẹ biểu lộ tức giận thế nào thì con cái cũng sẽ tức giận giống như thế ấy. Hầu hết những đặc điểm rõ nét về cá tính con người thừơng được hình thành từ gien di truyền của cha mẹ. Khi còn nhỏ, sự tức giận của trẻ con sẽ biểu lộ tùy theo cá tính di truyền đó và đến khi trưởng thành sự biều lộ tức giận sẽ thay đổi khác hơn, vì do ảnh hưởng của các điều kiện trong môi trường sống và tiếp xúc với người khác.

·         Ảnh hưởng tính cách của người khác

Con người thường rất dễ ảnh hưởng lẫn nhau nếu có thời gian dài sống, học tập hay làm việc gần gũi gần nhau.
Thí dụ điển hình nhất, trẻ con thường thấy hay chứng kiến những sự bất hoà, cãi vã hay các biểu hiện giận dữ từ giọng nói và thái độ của cha mẹ đối với nhau hay với con cái. Tất cả những hình ảnh đó trẻ con sẽ ghi nhớ và học lại như là những biểu hiện đương nhiên của con người khi tức giận.  Khi lớn lên, thái độ tức giận đối với người khác hay người phối ngẫu của họ sẽ được biểu hiện lập lại y như vậy.

·         Tư tưởng và Quan điểm bị chi phối 

Do ảnh hưởng lý thuyết hay lý tưởng của các nhóm hay đoàn thể chính trị, tôn giáo hay đảng phái xã hội nào đó mà những thành viên tham gia sẽ tự hình thành tư tưởng hay quan điểm của mình dựa theo những thuyết đó như những đạo lý của họ.

Tuy nhiên, nếu những nguyên tắc của các đoàn thể đó mang những ước muốn hay tư tưởng móp méo, ảo tưởng, xa xôi không có thật và những thành viên không đủ kiến thức phân biệt sự logic, rất dễ bị ảnh hưởng và tuân thủ trung thành, cho đến khi họ gặp những quan điểm khác đi ngược lại quan điểm của họ thì sự tức giận sẽ bộc phát mạnh mẽ.

·         Thói quen trong Giao tiếp và Xử sự thường ngày  

Nói chung những thói quen hàng ngày của con người là những hành động thiếu kiểm soát chặt chẽ từ ý thức và luôn mang tính cách thỏa mãn từ trong vô thức mà ra.

Trong khi giao tiếp với người khác, sự tức giận sẽ dễ trổi dậy nhất là do không hiểu rõ nhau. Nguyên nhân chính là không ai chịu lắng nghe ai, ai cũng có bảo vệ ý kiến của mình và nhất là không nhìn thấy rõ điểm chính yếu của vấn đề. Thêm nữa, một khi đưa vào lời bình luận phủ định, muốn chứng tỏ mình đúng người kia sai hay không biểu hiện sự tôn trọng với nhau thì sự tức giận sẽ dâng trào và cuối cùng kết quả của mối quan hệ đó sẽ tồi tệ hơn.

Nói tóm lại, những thái độ, lời nói và cách cư xử không thích hợp đối với người khác trong cơn tức giận là điều rất quan trọng cần nên quan tâm, vì nó sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc gây cho các mối quan hệ tình cảm cũng như công việc bị bế tắc, có khi không thể hàn gắn được.

Vì thế, phải biết tự kiềm chế bản thân, phải hiểu rõ tính cách của mình,  biết ưu khuyết điểm nào cần thay đổi hay phát huy, phải biết nguyên nhân của những sự tức giận thường dẫn đến, và quan trọng hơn hết đó là mục đích của sự tức giận, cuối cùng sẽ được gì và mất gì.  Từ đó, mỗi người có thể tự rèn luyện tính cách bản thân sao cho thích hợp mỗi khi tức giận....

No comments:

Post a Comment

Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.

Tâm Đạo

Đọc thêm - Other blogs

Tư Vấn - Counselling Form