Tuesday, 27 March 2012

TÂM SỞ và TÂM THỨC

Tâm là gì ?


Tâm là tim, là bộ phận trung tâm trong cơ thể con người, ai cũng biết. Nhưng khi nói đến Tâm là đến tấm lòng con người trong mối quan hệ giữa người với người. Người có tấm lòng tốt, bao dung độ lượng, làm việc gì cũng đều hướng tới mục đích giúp người và vì niềm vui của người khác mà làm niềm vui cho bản thân, có thể gọi là Tâm Nhân.
Trước tiên, Tâm con người được chia làm hai loại, là Tâm Sở và Tâm Thức.
TÂM SỞ
Tâm Sở được đề cập nhiều nhất trong Phật giáo. Đó một tổng thể của các khía cạnh thuộc về tâm trạng hay cảm giác của con người, mà ai cũng có thể tự khám phá và tự hiểu được mình. Tâm sở được đề cập nhiều qua thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ trong Phật giáo Trung Hoa.
Thuyết này cho rằng mọi sự vật hiện hữu trong vủ trụ gồm cả không gian và thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai đều cùng tồn tại chung với nhau.  Thuyết này chia các Tâm sở con người thành sáu loại khác nhau, với tổng cộng là 46 Tâm Sở:
·      ĐẠI ĐỊA PHÁP:  bao gồm 10 tác dụng của Tâm tương ứng và cùng nhau khởi sự:
  1. Thụ - hấp thụ, tiếp thu, tiếp nhận, được chia thành ba loại: 
    • Khổ thụ - tiếp nhận trong đau khổ
    • Lạc thụ -  tiếp nhận với vui mừng
    • Phi khổ phi lạc thụ - tiếp nhận khách quan
  2. Tưởng -  tưởng tượng, suy tưởng từ cái này ra cái khác
  3. -  ý định, mong muốn
  4. Xúc – cảm xúc do vật hay cảnh sinh ra
  5. Dục -  mê say
  6. Huệ -  trí phân tích, có sự phân biệt, chọn lựa
  7. Niệm -  tâm niệm, ghi nhớ
  8. Tác ý -  tỉnh táo, cảnh giác
  9. Thắng giải -  sự hiểu biết và thẩm định
  10. Tam-ma-địa - định tâm chuyên chú vào một cái gì
·      ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP  gồm 10 địa pháp
1.  Tín -  sự tin tưởng là chắc chắn
  1. Cần hoặc Tinh tiến -  siêng năng tu tập
  2. Xả -  bỏ, tháo gở
  3. Tàm -  tự thẹn
  4. Quý -  biết sợ , biết xấu hổ
  5. Vô tham – không tham lam
  6. Vô sân – không gây sự
  7. Bất hại – không hại
  8. Khinh an – cảm thấy nhẹ nhàng
  9. Bất phóng dật – Trạng thái không tán loạn
·      ĐẠI PHIỀN NÃO ĐỊA PHÁPGồm 6 địa pháp gây phiền não, khổ sở:
1.   Si hay Vô minhNgu muội
2.   Phóng dật - Trạng thái tán loạn
3.   Giải đãi -  biếng nhác
  1. Bất tín – không giữ lời hứa
  2. Hôn trầm -  lừ đừ, thiếu linh động, không nhạy bén
  3. Trạo cử lòng xao động không yên.
·      ĐẠI BẤT THIỆN ĐỊA PHÁPCó 2 loại địa pháp:
1.  Vô tàm -  không biết tự hổ thẹn về tội lỗi mình đã làm
  1. Vô quý - không biết sợ trước tội lỗi, không biết hổ thẹn đối với người khác
·      TIỂU PHIỀN NÃO ĐỊA PHÁP – Gồm 10 đia pháp
  1. Phẫn – giận hờn
  2. Phú - đạo đức giả, hay che dấu
  3. Xan - ích kỉ
  4. Tật – thói hư
  5. Não -  lo lắng, buồn phiền
  6. Hại -  muốn hành động ác hại
  7. Hận -  hận thù
  8. Xiểm -  nói xạo, dối người
  9. Cuống -  gian lận, dối gạt, lừa lọc
  10. Kiêu -  tự phụ
·      BẤT ĐỊNH ĐỊAPHÁP -  Gồm 8 địa pháp
Bất định có thể Thiện hoặc Ác tuỳ theo căn cơ của Tâm, khó thay đổi. Nếu Tâm Thiện thì lúc nào cũng suy nghĩ theo Tầm, còn Tâm Ác thì luôn suy nghĩ hại người.
  1. Hối -  ăn năn, hối hận
  2. Miên -  ngủ
  3. Tầm -  suy nghĩ, tìm hiểu đơn giản
  4. Tứ -  suy nghĩ,  tìm hiểu sâu xa
  5. Tham -  tham lam, chìm đắm  
  6. Sân -  tức giận
  7. Mạn -  kiêu căng
  8. Nghi -  thích hợp, đi theo
Ngoài ra, còn có TÂM SỞ THUỘC DUY THỨC TÔNG
Gồm có 51 loại Tâm sở và được phân chia thành sáu nhóm :
·      Biến hành tâm sở -  Có 5 loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hữu:  
                                         Xúc - Tác ý  - Thụ -  Tưởng  - Tư
·      Biệt cảnh tâm sở  Với  5  loại tâm pháp tùy thuộc vào ngoại cảnh mà phát sinh:
                                                Dục - Thắng giải - Niệm - Định - Huệ
·      Thiện tâm sở -            Gồm 11 thiện tâm sở:
                                               Tín - Tàm - Quý - Vô tham - Vô sân - Vô si - Tinh tiến - Khinh an - Bất phóng dật - Xả - Bất hại 
·      Căn bản phiền não tâm sở –  Gồm 6 căn bản:
                                       Tham - Hận - Mạn - Vô minh - Nghi - Kiến
              Kiến cũng được chia ra làm năm loại:
1.      Thân kiến -  cho rằng thân thể được tạo bằng cái của “ta”
2.      Biên kiến -  liên hệ đến phiền não, có thể vĩnh viển hay giai đoạn
3.      Kiến thủ kiến - xuất phát từ Thân kiến và Biên kiến là những điều tự nhiên
4.      Giới cấm thủ kiến - những xử sự sai là do bắt chước thú vật, hoặc dùng cái “ta” làm cơ sở để phân biệt sai trái
5.      Tà kiến - phủ nhận cái tồn tại và thêu dệt thêm những cái không có
·         Tuỳ phiền não tâm sở – Gồm 20 loại:
1.         Phẫn - giận
2.         Hận -  uất ức, thù oán
3.         Phú -  che dấu tội lỗi, đạo đức giả
4.         Não -  bực bội phiền lụy
5.         Tật -  ganh ghét
6.         Xan -  tham lam, ích kỉ
7.         Xiểm - giả dối, nói những điều không có
8.         Cuống - gian lận, dối gạt, lừa lọc
9.         Kiêu -  tự phụ
10.     Ác hại người
11.     Vô tàm -  không tôn kính, không biết hổ thẹn với tội lỗi
12.     Vô quý -  không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội
13.     Hôn trầm -  tâm chìm đắm, lừ đừ
14.     Trạo cử -  xao động không yên
15.     Bất tín – không giữ lời
16.     Giải đãi -  biếng nhác
17.     Phóng dật -  bị tán loạn
18.     Thất niệm - mau quên, không chú tâm
19.     Tán loạn – tâm bị rối loạn
20.     Bất chính tri -  không biết phân biệt đúng sai.
·         Bất định tâm sở - Hối Miên - Tầm Tứ 

Nói tóm lại, Tâm Sở là những tâm trạng và cảm xúc mà mỗi con người tự hiểu lấy mình, phát xuất từ bản chất tự nhiên và thay đổi biến hóa khi bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tác động. Do đó, Tâm Sở của mỗi con người trong việc cảm nhận, suy nghĩ, hành động và ứng xử với nhau trong cuộc sống cũng sẽ khác nhau rất nhiều do tùy thuộc vào môi trường sinh sống của họ và mức độ tâm trạng cảm xúc của họ cũng sẽ thay đổi tùy theo mức độ ảnh hưởng từ những hoàn cảnh khác nhau đó.
Source:   Wikipedia.com
TÂM THỨC

Tâm Thức là sự nhận thức hay ý thức của con người. Hay nói cách khác, Tâm Thức là một quá trình tiếp nhận thông tin sự việc bằng các giác quan trên cơ thể, rồi chuyển đến cho não để nhận biết và hiểu về sự việc đó.
Có những tranh luận cho rằng, Tâm Thức là những đặc tính thuộc trí óc của con người, bao gồm hai chức năng Lý và Trí hay còn gọi là Lý Trí. Trong quan niệm này, những gì thuộc về cảm xúc hay tâm trạng tình cảm như yêu, ghét, sợ, vui, buồn... là những gì thuộc bản chất nguyên thủy của con người thì Tâm Thức không chứa đựng chung.  
Cũng có những tranh luận khác cho rằng, Lý Trí và Cảm Xúc không thể tách rời nhau được và cùng chung một Tâm Thức, vì cả hai xuất phát cùng nguồn gốc của bản chất con người.
Riêng trong Triết học, định nghĩa Tâm Thức càng phức tạp hơn khi nói đến hiện tượng, chức năng, đặc tính và ý của Tâm Thức có liên quan với những bộ phận trong cơ thể con người.  Các thuyết Tâm thức trong Triết học có nguồn gốc xuất phát từ thời cổ đại Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, sau đó được hình thành và phát triển đến thế kỷ 17 với hai trường phái chính là thuyết Nhị Nguyên và Nhất Nguyên. Từ đó, có thêm những học thuyết khác từ phương Tây và Ấn Độ ra đời. Cho đến ngày nay, các nhà triết học hiện đại trên thế giới vẫn tiếp tục phát triển nhiều thuyết khác  nhau mang tính chất liên quan tới khoa học, y khoa, tâm lý học và não học nhiều hơn nữa.
Trong ý nghĩa chung, thì Tâm Thức được hiểu như là một sự kết hợp của Trí và Ý của con người, được vận hành và phát sinh từ trong não bộ. Tâm thức mang kết quả của một quá trình hoạt động và làm việc của thần kinh não bộ với những tập trung, ý, suy, tính, nghĩ, tưởng, nhớ, muốn, xét, đánh giá và quyết định..mà hoàn toàn do tâm trí con người tự điều khiển.
Ngày nay, quá trình hoạt động của Tâm Thức được nhiều nghiên cứu gia phát triển mạnh mẻ hơn trong sự kết hợp của các ngành Khoa học, Y khoa, Triết học, Tâm lý học, Tâm thần học và ngay cả các đạo giáo. Vì thế, Tâm Thức càng mang nhiều xu hướng khác nhau về ý nghĩa, chức năng, phương pháp truyền đạt và áp dụng trong cuộc sống.
TÂM TRONG TÂM ĐẠO

Trong Tâm Đạo ở đây,Tâm bao gồm cả hai Tâm Sở và Tâm Thức.  Nói cách khác, khi nói đến Tâm là mang ý nghĩa tình cảm thuộc Tâm Sở và khi nói đến Tâm Thức tức là Lý Trí của người theo Tâm Đạo.  Tâm Thức trong Tâm Đạo luôn tồn tại trong một khuôn khổ có định hướng rõ ràng. Tất cả những quá trình hoạt động, làm việc, suy nghĩ, mong muốn đều mang mục đích hướng Thiện, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân cũng như cho người khác. Tuyệt đối không ảnh hưởng bất lợi gì đến bất cứ ai, đảm bảo tuân thủ pháp luật và càng không mang tính chất chính trị hay đả kích bất cứ đạo phái nào. 

Để làm được vậy thì phải luôn có sự kết hợp nhịp nhàng của Tâm và Trí, lấy thước đo logic học làm kim chỉ nam, trong khuôn phép của Lý tính, tức là sự logic của vấn đề. Không có Lý hay không có logic thì Tâm sẽ lệch lạc ngay tức thì và sẽ dẫn đến hậu quả bất định hay sai lầm. Lúc ấy, Tâm thiện muốn giúp người có thể sẽ biến thành Tâm loạn, gây ảnh hưởng bất lợi cho mình và cho người khác.

Chính vì thế, giúp mình và giúp người đạ̣t được Tâm sáng là mục đích của Tâm đạo. Người theo Tâm đạo phải biết luôn luôn rèn luyện và trao dồi thêm kiến thức ở mọi lúc mọi nơi, biết học hỏi kinh nghiệm của mình và của người khác, biết lắng nghe và hiểu biết vấn đề một cách rõ ràng....

Tất cả sự đóng góp ý kiến của thành viên đều nên mang tính chất xây dựng, học hỏi, trao đổi để cùng nhau trao dồi và rèn luyện Tâm của mình ngày càng sáng hơn.
Rất thành tâm cầu chúc sức khỏe cho mọi người khắp nơi trên thế giới.

No comments:

Post a Comment

Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.

Tâm Đạo

Đọc thêm - Other blogs

Tư Vấn - Counselling Form