Hệ Lụy từ sự Nghèo Đói
Sự Nghèo Đói ngày càng tiến triển sâu rộng hơn hầu như lan tràn trên cả phân nửa dân số toàn cầu, do từ một số nguyên nhân dẫn đến những hệ luỵ khác. Để thấu hiểu những hệ luỵ này trong việc ngăn chận được cái nghèo đói cho dân thì chính quyền cần phải biết đến những gốc rễ tận cùng của nó.
BỆNH NHIỄM LÂY LAN - Y TẾ NGHÈO NÀN
Một trong những hệ luỵ kinh khủng nhất từ sự Nghèo Đói chính là điều kiện chăm sóc sức khỏe thấp kém gây ra hàng triệu con người trên thế giới phải chịu đựng sự lây lan những căn bệnh hiểm nghèo trong đó ước tính có khoảng 14 triệu nhân mạng con người bị thiệt hại hàng năm. Nguồn gốc của những căn bệnh thường là do nguồn nước nhiễm khuẩn, thiếu thốn nước uống, mất vệ sinh trong môi trường sống và thiếu sự chăm lo sức khỏe đúng đắn cho người dân từ giới chính quyền.
Hàng năm, tại các nước gần sa mạc Sahara ở châu Phi có hơn triệu người chết trong khoảng 97 quốc gia trên thế giới vì bệnh Sốt Rét gây ra do bị muỗi đốt và môi trường sinh sống quá nghèo. Bệnh Lao Phổi được xem như là một trong những bệnh nguy nan nhất do vi trùng lao Mycobacterium phát sinh ngay từ khi mới sinh ra đời do cha mẹ lây nhiễm. Loại vi trùng luôn sống trong Phổi con người và sau đó tấn công những bộ phận khác như thận, não và xương tủy, nên được chia ra làm 2 loại bệnh dạng thấp và dạng cao. Dạng cao lan tràn trên khoảng 22 quốc gia, dạng thấp bị nhiễm ít hơn khoảng 100,000 người thì có 10 người bị nhiễm tùy theo khu vực họ sinh sống.
Dạng bệnh hiểm nghèo khác là HIV được đứng vào loại vi khuẩn gây xáo trộn hệ miễn nhiễm con người lây lan qua những chất lỏng trong cơ thể. Nếu không đươc chữa trị chu đáo thì HIV sẽ tấn công toàn bộ cơ thể phát triển chứng bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency syndrome) và đã có hơn 36 triệu người trên thế giới mắc chứng bệnh này. Những quốc gia như Zambia và Zimbabwe con số người lớn nhiễm bệnh khoảng 20 phần trăm trên dân số.
TỘI ÁC HÌNH SỰ
Khi một đất nước thiếu thốn những cơ hội phát triển kinh tế thì sẽ dẫn đến sự đói nghèo nhiều hơn và không thể tránh được tình trạng phạm tội hình sự trong nước đó. Tình trạng thiếu việcc làm, hoặc bị mất việc trên toàn cầu là điểm đáng ghi nhận. Trên thế giới có khoảng 192 triệu người thất nghiệp, chủ yếu là do cuộc sống nghèo nàn thiếu phương tiện phát triển kinh tế nên tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng cao hơn. Trong một cuộc nghiên cứu tại vùng Caribbean đã cho thấy thành phần thanh niên trong độ tuểi từ 15 đến 24 là giới tham gia vào các hoạt động gây án hình sự nhiều nhất. Bởi vì tình trạng không có việc làm tại vùng đất này trở thành vấn nạn với tỉ lệ án giết người cao nhất trên thế giới là khỏang 6.8% trên tổng dân số đất nước so với con số trung bình là 4.5% trong 100,000 người. Nhìn chung, những người nghèo không những không có cơ hội kinh tế đầy đủ mà còn sống trong môi trường nguy hiểm của các tội ác hình sự.
GIÁO DỤC THẤP KÉM
Từ muôn đời nay Nghèo Đói luôn tỉ lệ thuận với sự thấp kém trong hệ thống giáo dục, khiến cho trẻ con lớn lên không có khả năng ý thức nhận biết thế nào là cư xử đúng đắn, lời nói, thái độ và cảm xúc thế nào đúng đắn nên dẫn tới hành vi tổn hại ch mình và người khác.
Thí dụ, Niger ở Tây Phi là nước có số người mù chữ cao nhất thế giới với khoảng 15% dân số người lớn biết đọc và viết. Kế đến là Eritrea ở Đông Phi với dân số khoảng 6 triệu người với trung bình mỗi người chỉ có thể học đến lớp 4 tiểu học mà thôi.
Phần đông tại các nơi này, thanh thiếu niên khi lớn lên đều phải đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình không cần thiết phải học tiếp lên lớp cao hơn. Có những trẻ con chưa từng đến trường học vì nhà ở quá xa thiếu phương tiện đi đến trường. Nói chung, điều kiện chung sống thiếu thốn trong cùng một đất nước nghèo thì đa số các trường học không đủ vật chất, nguồn dạy và giáo trình để dạy học sinh đàng hoàng cũng y như điều kiện sống của mọi gia đình.
Kết lại, đất nước nào nghèo nàn thì nơi đó nguồn lực giáo dục rất bị hạn chế, con em không có tri thức, dẫn tới tình trạng thất nghiệp đông, môi trường kém vệ sinh, bệnh hoạn lây lan và điều kiện y tế cũng bị giới hạn. Vì thế, có rất nhiều quỹ tài trợ trên thế giới thông qua các chương trình giúp đỡ giáo dục và đào tạo trẻ em (Child Fund International), hội Kinh Tế Phát Triển (International Economic Development Council) tạo công việc làm cho cộng đồng, tổ chức Y Tế thế giới (World Health Organization) giúp cung cấp thuốc chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm và thông tin ngăn ngửa hữu ích cho người dân.
Source: “Top Effects of Poverty” – Naomi C. Kellogg
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo