Tôi nhớ rất rõ, từ khi được cắp sách đến trường cho đến khôn lớn đã qua hơn chục năm học tập với lũ trẻ cùng trang lứa, dù tôi biết rất ít về những đứa học sinh dám chửi thề văng tục, ngay cả những nam sinh trong toàn trường từ cấp 1, 2 và 3 cũng đều không bao giờ dám vi phạm nội quy đạo đức. Tôi là đứa hay quan sát mọi chuyện ồn ào trong trường nên biết khá nhiều các băng nhóm học sinh cùng thú vui. Tôi biết bọ̣n nam sinh là những đứa nghịch ngợm và ương bướng, nhưng chúng cũng ít khi chửi thề, chửi tục trong môi trường học đường, hoạ chăng thì ra khỏi trường hay nơi công cộng nào đó chúng mới dám buông lời thóa mạ lẫn nhau. Nói chung đa số học sinh trong trường đều rất tôn trọng quy cũ học đường, nên chẳng đứa nào dám nói tục chửi thề vì đứa nào cũng ngán sợ thầy cô giáo và cả khi về nhà cũng đều rất sợ bị ông bà cha mẹ đánh đòn hay trừng phạt về tội ăn nói tục tằn....
Ngày nay, tôi biết được người Việt thường sống bằng tình cảm quá nhiều và quá nặng nên thường chủ quan trong sự phân biệt phải trái giữa lý và tình không rõ ràng. Hễ người nào nói nhiều, chửi mắng nhiều, nói được nhiều lời cay độc đôi khi được coi là người chiến thắng trong những cuộc tranh cãi. Ý nghĩa về sự chiến thắng của họ không căn cứ trên sự đúng sai rõ ràng, họ không cần lý lẽ, cứ nói bừa, nói ngang, nói thế nào cũng được miễn sao có kẻ thua trong cuộc khẩu chiến.
Có khi chỉ là chuyện nhỏ mà họ hoá ra thành những việc to lớn và họ bỏ ra cả ngày cả buổi, có khi cả tháng để chửi bới mắng nhiếc nhau để rồi tận cùng bằng thù hận nhau suốt đời....
Vấn đề chửi bới của người Việt, đã có nhiều người nói tới như nhà văn Nguyễn công Hoan hay học giả Lê văn Siêu và mới đây người ta lại phát hành cuốn sách tựa “Tìm Về Bản Sắc Văn Hoá VN” của 2 tác giả Nguyễn thị Tuyết Ngân và Trần Ngọc Thêm cho rằng, lối chửi của Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật” góp phần làm kho tàng văn hóa VN cổ truyền thêm phong phú ...Trời! không thể tưởng tượng nổi...Không khác gì cổ xuý thêm cho việc chửi rủa bậy bạ cho những thế hệ hôm nay và cả mai sau...?????
Chửi bới là dùng những lời nói cay độc để nguyền rủa, trù ẻo, mạt sát người khác sao gọi là tốt, đẹp được? Chửi bới qua lời nói là muốn đào mồ cuốc mả nhà người ta, bắt ông bà tổ tiên nhà người ta ăn những thứ dơ dáy, ô uế, là lời lẽ cay độc muốn băm vằm, xé nát người ta mà nói rằng góp phần làm phong phú cho nền văn hóa cổ truyền. Họ luôn miệng tuyên truền “Văn Hóa Việt Nam mang tính Nhân Bản, thân ái, độ lượng, khoan dung, hòa hợp.. vv và vv...
Trên thưc̣ tế không phải là các dân tộc khác không chửi rủa nhưng lối chửi tàn tệ, thâm độc, dằn vặt mắng nhiếc cay độc, xâm hại uy tín, nhục mạ người ta bằng những thứ ghê tởm nhất và thối tha nhất và chửi hết ngày này sang ngày khác, thì tôi nghĩ không dân tộc nào chửi bằng người Việt chúng ta.
Có lẽ chúng ta đang cảm thấy bình thường khi nghe nhiều người Việt chửi thề. Họ chửi thường xuyên nên trở thành thói quen, cứ mở miệng ra là phải chêm vào đó "tiếng Cha tiếng Mẹ” thì mới vui lòng. Có người biện minh Chửi Thề xem là một phương cách dù kém văn hóa nhưng để xả stress, xả bực tức và chỉ là lời nói cửa miệng chứ không có ý xấu xa. Trời ???
Tại Việt Nam ở đâu
cũng có phong trào xây dựng văn hóa cứ phát động rầm rộ, từ thôn, ấp
đến huyện, tỉnh và luôn đạt tiêu chuẩn văn hóa nhưng
đi đâu, dù là từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra hải đảo, vùng sâu vùng
xa, hễ ở đâu có người là ở đó có nói tục, nói phét...đó là tiêu chuẩn văn hóa đã đạt thành.
Ngoài đời xã hội là vậy, còn trên không gian mạng thì khủng khiếp hơn. Dạo một vòng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, YouTube sẽ dễ dàng nhận thấy đủ mọi thành phần từ già trẻ lớn bé, doanh nhân, học giả, trí thức tự xưng, ca sĩ, blogger văng tục một cách hồn nhiên đến nỗi người đọc, người xem đều phải rùng mình sởn tóc gái. Rồi dẫn đến những lời chia sẻ ý kiến, comments đóng góp vào trên mạng xã hội ngày càng bậy bạ, tục tĩu, và tính năng chửi tục càng hăng hái thì càng nhận được nhiều lượt likes và được chia sẻ trên mạng cộng đồng.
Có lẽ ai cũng biết rằng, các từ ngữ thô tục chỉ được thốt
ra từ miệng những con người kém cỏi vô học, dù họ có giàu về tiền bạc của cải hay cao sang về
địa vị. Những lời chửi tục, chửi thề
giống như những chiếc gai nhím xù lên để bảo vệ sự kém cỏi bên trong họ. Cũng có một số nam thanh nữ tú mặt mày xinh đẹp áo quần chưng diện bảnh bao nhưng
khi mở lời ra thì chửi rủa thoá mạ vô cùng “chuyên nghiệp và lời lẽ rất phong phú”. Họ kéo theo fans cuồng ủng hộ trở thành trào lưu cho một số
người chuyên sống dựa vào mạng xã hội. Có lẽ họ nghĩ rằng chửi thề càng
to, càng bạo miệng bao nhiêu
thì càng trở thành tâm điểm của vấn
đề đó bấy nhiêu. Thật
vậy, con số
chia sẻ trên mạng xã hội đến chóng mặt, họ càng ăn nói bậy bạ, tục tĩu, chửi càng hăng thì càng nhận được
nhiều chú ý rất đông đảo.
Ảnh hưởng ra sao ?
- Nói tục có rất nhiều tác hại. Trước hết là lời nói tục dù vô tình hay cố ý đều gây khó chịu cho người nghe, làm sứt mẻ các quan hệ, làm tổn thương người khác. Rồi từ những lời chửi tục sẽ gây ra biết bao nhiêu chuyện không hay làm tổn thương cho nhau và mất đi sự tương tác đoàn kết với nhau khi cần thiết... Lâu dần, trở thành thói quen vô cùng tiêu cực, hễ mở miệng là ăn nói thô tục, ngoài ra trí óc trống rỗng. Chửi rủa là thức nọc độc xâm lấn trí óc con người và tạo nên con người kém cỏi về ý thức, không thể học hỏi những điều tốt đẹp, gây ảnh hưởng những người chung quanh và dẫn đến xã hội đầy dẫy sự xấu xa, không thể phát triển văn minh tử tế cho nhau. Hơn hết, người hay nói tục chửi thề tự mình làm giảm giá trị bản thân và không đáng để người khác tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.
- Tham khảo:
- https://danluat.thuvienphapluat.vn/chui-tuc-vi-dau-khi-nao-va-den-bao-gio-168279.aspx
- https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/tinh-ua-cai-co-chui-boi-cua-nguoi-viet-68296.html
(Trần ngọc Thêm TVBSVHVN trang 293, Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM in lần thứ 4).
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo