TỈNH TÂM – Mindfulness
Giới thiệu
Luyện Tỉnh Tâm, nói chung
là 1 cách rèn luyện tinh thần và thể xác yên tịnh, dựa theo phương
cách Thiền truyền thống của Phật giáo, được bác sĩ Jon Kabat-Zinn
người Mỹ cải tiến vào năm 1979 để áp dụng trong ngành y khoa giúp
bệnh nhân giảm bớt bệnh tật và các áp lực đau khổ về tinh thần. Ông
là người sáng lập Trung Tâm Áp Dụng Mindfulness với nhiều chương trình
khác nhau dựa trên 2 mô hình chính Tỉnh Tâm Giảm Áp Lực -
Mindfilness-based Stress Reduction (MBSR) và Tỉnh Tâm Nhận Thức -
Mindfulness-based Cognitive Therapy (MBCT) ngay tại trường đại học Massachusetts cho các công
trình nghiên cứu, thực tập và đào tạo hàng loạt các chuyên gia trên
khắp thế giới nhằm chữa trị các căn bệnh tâm lý mãn tính cho bệnh
nhân. Hai chương trình này đã vấy lên một làn sóng áp dụng rộng rãi
thiền Tỉnh Tâm trong lãnh vực y khoa và phát triển rèn luyện cho cả
những người không có bệnh trong nhiều điều kiện tâm lý khác nhau.
Hiệu quả
Từ kết quả của các cuộc
nghiên cứu lâm sàng trong việc áp dụng Thiền hay luyện Tỉnh Tâm các nhà nghiên cứu trong ngành Tâm lý và
Thần Kinh Học đã công nhận hiệu quả của cách luyện Tỉnh Tâm với lợi
ích về mặt tinh thần cũng như về thể chất cho bệnh nhân, đặc biệt
là chương trình MBSR của bác sĩ Jon đã áp dụng một cách rộng rãi ở
các trường học, bệnh viện, nhà tù, trung tâm chiến binh và trong
nhiều môi trường khác nữa.
Với những nghiên
cứu gần đây trong ngành tâm
lý và y khoa tại các nước tiên tiến như Mỹ đã chỉ
ra rằng, với ít nhất 20 phút thực hành luyện Tỉnh Tâm hàng ngày thì não sẽ thật sự thay đổi một cách tích cực. Họ đã áp dụng cách Luyện này từ 20
năm nay cho các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và cũng đã đưa môn
Thiền vào việc giãng dạy
cho giới chuyên môn. Việc thực hành Thiền thường xuyên sẽ tạo một thông điệp hay Tín hiệu chuyển đến bộ
não khiến cho những lo
lắng và cảm giác đau
khổ trong não chậm hơn và thông điệp đó sẽ hướng não đến
vùng thoải mái để cho cơ thể trở nên sinh động trở lại. Quả thật, cách Thiền này đã giúp tạo
sự khác biệt trong sự tiếp
nhận và lưu chuyển các tín hiệu của giác quan đi đến bộ não..
Bạn không cần phải thực hành cách Thiền này trong
thời gian dài quá lâu, quan trọng là thực theo phương cách riêng có chiến lược, và thời gian cố định mỗi ngày. Ai
cũng có thể thực hành được dựa theo cách chỉ dẫn trên
trang web chuyên môn,
sau đó có thể tự điều
chỉnh và sửa đổi theo ý riêng của
mình, cũng có thể kết
hợp với những
thói quen hàng ngày của mình.
Cũng giống như bất kỳ những kỹ năng mới khác, luyện Tỉnh Tâm cần phải được thực hành thường xuyên, tốt
nhất nên thực hành trong trạng thái thoải mái với cảm nhận
cần thiết thật sự để tạo được thói
quen mới rất tốt cho việc duy trì sức khỏe tinh thần và cơ thể.
Thực Hành
Việc thực hành
luyện Tỉnh Tâm được áp dụng từ tri giác của con người trong thời gian
và không gian hiện tại cùng với sự nhận biết hay suy nghĩ của mình.
Khi bắt đầu thực hành, ta không cần phải bó buộc bản thân, hay kiềm
chế tư tưởng, mà cần thiết nhất là tư thế tự nhiên, trong trạng thái
chấp nhận những luồng hổn loạn trong đầu óc, hãy để chúng đến và
đi vô điều kiện, không phán xét, không cảm xúc. Việc thực hành này
được áp dụng giống như Thiền ở đạo Phật, giúp tạo cho tinh thần trở
nên quen thuộc nhẹ nhàng dần, giúp ích cho việc duy trì sức khỏe
toàn thân và trí. Tuy nhiên, thực hành Thiền được áp dụng với rất
nhiều phương thức khác nhau, tùy theo mục đích của người luyện tập
và cách thức áp dụng được hướng dẫn bởi những nguồn gốc khác nhau
và tôn giáo khác nhau.
Riêng trong lãnh
vực phục hồi sức khỏe tinh thần lẫn thể chất cơ thể con người,
nhiều công cuộc nghiên cứu về cách Thiền trên phần đông dân chúng đã
cho thấy việc thực hành thiền tạo được mối tương quan giữa Tâm và
Trí, gây ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần, giãm nguy cơ bệnh
tật. Họ cho biết rằng, sự căng thẳng tư tưởng và mối lo âu trong lòng
đều góp phần vào các căn bệnh tinh thần như trầm cảm hay âu lo và
cách thực hành Thiền đã đem lại hiệu quả trong việc giảm bớt các âu
lo và căng thẳng thần kinh đó.
Khi thực hành
luyện Tỉnh Tâm, ta ngồi xếp bằng trên gối hay ghế trong tư thế nhắm
mắt và lưng giữ thẳng, cũng có thể ngồi bất kỳ nơi nào ta cảm thấy
thoải mái nhất, đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Khi hít hơi
thở vào và thở ra, ta chú ý đến sự di chuyển của phần bụng hay chú
ý đến đường đi của hơi thở từ lổ mũi. Việc chú ý đến hơi thở của
mình là chủ yếu, vì càng chú ý hơi thở, càng biết rõ hơi thở đi
đâu và về đâu, từ đó nhận ra được hay nghe được luồng khí di chuyển
trong cơ thể của mình. Ngược lại, khi ta lơ là không quan sát hơi
thở thì ta sẽ chú ý nhiều đến tư tưởng hay suy nghĩ trong đầu đang
lang thang trong não. Nếu vậy, cũng không sao, đừng quan tâm đến nó hay
tự trách mình, mà hãy chấp nhận nó bằng một nụ cười, và từ từ quay
lại chú ý đến hơi thở của mình một cách vui vẻ. Bạn có thể ngồi thiền trong một thời gian khoảng
10-20 phút mỗi ngày. Nếu tiếp tục duy trì thực hành thường xuyên mỗi
ngày bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chú ý tập trung hơi thở
của mình. Sau đó, bạn sẽ được phát triển học thêm các cách tập
trung tư tưởng khác để thấu hiểu bản thân, tự kiểm soát tư tưởng và
cảm giác và sau đó hoàn toàn kiểm soát được các tình cảm và hành
động của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng ta sẽ
thấu hiểu rõ mọi hoạt động của cơ thể từ tinh thần đến thể chất
của mình và còn tránh được các bệnh tật có thể xâm nhập con người
ở những mức độ và điều kiện khác nhau.
Để tìm hiểu
thêm phương cách thực hành luyện Tỉnh Tâm, bạn nên tra cứu thêm trên
các webiste hữu ích để tăng thêm kiến thức cho mình trong cách thực
hành Thiền sao cho thích hợp.
Đặc biệt hơn hết, nếu
quý vị đang trong tình trạng bất an, âu lo hay buồn chán vì chuyện
không như ý, thì hãy liên lạc ngay:
Chuyên gia Tâm Vấn
(Counsellor / Life Coach) Phương
Phan
Phone: 0449 505881
Email: austvietcounselling@gmail.com -----hoặc---- vwcpph@gmail.com
Để được Tâm Vấn và Chỉ dẫn cách luyện Tỉnh Tâm Hiệu
Quả và Nhanh Chóng.
Nguồn: Mindfulness