Saturday, 13 June 2015

Rèn Luyện Khả Năng Thích Ứng Cao

Building Resilience    
Khả năng thích ứng cao là gì?
Khả năng thích ứng cao là sự tương tác giữa một cá nhân và môi trường sống và khả năng mà cá nhân đó có thể vận dụng cả sức mạnh của mình lẫn những tiện có sẵn trong hội để giúp họ trong những lúc bị căng thẳng tâm lý. Ðiều quan trọng cần nhớ không có một cách thức duy nhất nào giúp người ta khả năng thích ứng cao. Thực vậy, những công trình nghiên cứu sâu rộng cho thấy là có nhiều cách thức để rèn luyện khả năng thích ứng cao.
 
Tương tự, nếu có những giai đoạn nào đặc biệt trong đời chúng ta cảm thấy mình dễ bị suy sụp hoặc đưa chúng ta vào chỗ dễ ‘có nguy cơ’ như cha mẹ ly dị, phải nghỉ học vào năm lớp 10 hay mắc bệnh tâm thần, những chuyện này chưa hẳn đã có nghĩa là chúng ta không thể phát triển thăng tiến trong cuộc đời được. 

Những công trình nghiên cứu về khả năng thích ứng cao cũng cho chúng ta biết rằng việc cứ tập trung vào những nhược điểm của mình thật ra có thể có hại, dù đó là chuyện rất dễ mắc phải. Ðiều chắc chắn ích lợi là hãy cố gắng xác định những sức mạnh bên trong và bên ngoài của mình tích lũy dần trong những lúc thuận lợi để sử dụng trong lúc khó khăn.


Những yếu tố làm tăng khả năng thích ứng
Thích ứng khả năng “hồi phục” sau khi trải qua những kinh nghiệm căng thẳng tâm lý hay khó khăn. Ðây là một tiến trình mà một người phải tìm cách đối phó vận dụng những tiện ích sẵn trong cuộc sống để có thể đương đầu và vượt qua nghịch cảnh.

Ðời người ai cũng lúc thăng lúc trầm. Rèn luyện được cho mình một khả năng thích ứng cao dù không ngăn được những nghịch cảnh hay chuyện buồn bực xảy ra, nhưng nó có thể giúp làm giảm bớt tác động của những việc này đối với cuộc sống của chúng ta và thời gian cần có để phục hồi. Thích ứng không có nghĩa là phó mặc các tình cảm hay cảm xúc của mình mà là trải qua những đau khổ, buồn bã, bực dọc hay giận dữ mà vẫn hướng về tương lai và tiếp tục cuộc sống với hy vọng.

Tất cả chúng ta đều có thể rèn luyện và nâng cao khả năng thích ứng khi phải đối diện với những tình huống căng thẳng và khó khăn. Dưới đây là phần liệt kê một số các gợi ý hữu ích thể giúp các bạn phát triển sách lược cho riêng mình. Những gợi ý này được rút ra từ tài liệu rất phổ biến 10 Tips to Stress Less (10 Gợi Ý Giảm Bớt Sức Ép Tâm Lý) của Mental Health Association NSW (Hiệp Hội Y Tế Tâm Thần NSW).

Dành thời gian với bạn  
Có được tình bạn tương trợ là yếu tố quan trọng đối với khả năng thích ứng cao. Hãy cân nhắc về chuyện dành thời giờ quý báu cho bạn cũng giống như các bạn dành thời gian cho mối quan hệ lãng mạn và gia đình của mình.

Giao phó
Giao phó là cách thức hay nhất để chế ngự sự căng thẳng trong cuộc sống đây chuyện thể làm được sở làm hay tại nhà. Hãy cố gắng phân chia công việc sao cho mọi người đều làm được những việc theo sở trường của họ (hay ít ra cũng không ghét lắm như việc nhà chẳng hạn)

Kết thúc một ngày vui vẻ 
Cố gắng và làm điều gì đó để giảm bớt sự căng thẳng vào cuối ngày làm việc hay một ngày sinh hoạt bận rộn khác. Hãy gác những việc làm dở dang sang ngày hôm sau hãy làm việc đó để chuyển từ trạng thái năng động sang thời gian thư giãn trong ngày - đến phòng tập thể dục, đi uống bia (chỉ một ly thôi) hay ngâm mình tắm thật lâu. 

Nhớ ngũ cho đủ giấc
Các bạn có thấy là khả năng thích ứng của mình sẽ cao hơn và có thể đối phó với những căng thẳng tâm lý trong ngày tốt hơn nếu như đêm hôm trước bạn ngủ được một giấc ngon hơn không? Hãy đặt chuyện này lên hàng ưu tiên. Ði ngủ sớm hơn và học một vài mẹo để ngủ ngon giấc hơn.

Học cách Lắng Nghe và Được Nghe
Cách thức các bạn giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự thân mật của tình bạn như thế nào. Học cách lắng nghe một cách tích cực giao tiếp hiệu quả với người khác. Tìm đọc các loại sách tự-học trong các tiệm sách hay thư viện giúp các bạn trau dồi khả năng giao tiếp của mình.
Làm cho cuộc sống thoải mái hơn
Ðiều này có thể chỉ bàn làm việc của các bạn, nhà ở hay ngay cả cuộc đời của các bạn nói chung. Phải chăng sự bừa bãi của bất kỳ chỗ nào trong các nơi này đang làm cho các bạn bị căng thẳng? Hãy dọn gọn mọi thứ để các bạn có thể tập trung vào những gì quan trọng và làm cho mình vui.
Chú ý đến cái đẹp 
Có bao giờ các bạn không còn ngửi thấy mùi thơm của hoa hồng nữa hay không? Hãy tìm kiếm thưởng thức cái đẹp thường chúng ta không để ý. Hãy dành ra vài phút để ngồi ngoài trời ngắm cảnh mặt trời lặn, nhắm mắt lại nghe một bản nhạc hay, tập trung thưởng thức một thỏi sô-cô-la.

Biết động lòng để tha thứ

Tha thứ thể điều khó không nhất thiết có nghĩa là hòa giải, xí xóa, bỏ qua, tha lỗi hay phủ nhận sự đau đớn thiệt hại. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều thấy rằng những người biết tha thứ là người thường dễ cảm thấy hạnh phúc hơn được những lợi ích khác nữa.
Làm cho cuộc sống sinh động hơn 
Một số nhà tâm lý có nói về tình trạng gọi là “sự cuốn hút”, xảy ra khi chúng ta quá chú tâm vào việc mình làm đến độ quên cả giờ giấc. Những công việc nào đem đến sự cuốn hút thường đầy thử thách nhưng không đến nỗi quá khó để chúng ta trở nên lo lắng. Khi cảm thấy bị cuốn hút đó là lúc chúng ta hoàn toàn chú tâm vào hiện tại không lo lắng về bất kỳ một chuyện nào khác. 
Hãy chia sẻ khó khăn của mình  
Nếu các bạn để bạn bè và gia đình biết những khi bị khó khăn, họ có thể giúp cho bạn được nhiều chuyện. Những chuyện này thể gồm lắng nghe các bạn, cho các bạn lời khuyên (nếu đây là chuyện các bạn đang cần) hay những giúp đỡ thiết thực. Ðôi khi nói chuyện với một nhân viên chuyên môn cũng là điều hay.


Hãy tìm đọc thêm tài liệu:

www.apa.org/helpcenter/road-resilience.aspx
http://ow.ly/1Jpiw
http://ow.ly/1Jp9p
http://www.stresslesstips.org.au


Source:   www.dhi.health.nsw.gov.au/tmhc 

No comments:

Post a Comment

Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.

Tâm Đạo

Đọc thêm - Other blogs

Tư Vấn - Counselling Form