SAIGON - NỔI ĐAU và THƯƠNG
“Saigon hôm nay và Saigon mai sau sẽ vĩnh
viễn không còn là Saigon như trong trí óc của người Việt nữa, nhất là
đối với những ai đã từng coi Saigon là quê hương yêu dấu. Riêng tôi,
Saigon hôm nay là nổi đau thương nhức nhối không thể chữa trị....”
Khi nói đến xuất xứ, nơi sinh ra và lớn lên của 1 con người, ai cũng có thể gọi đó là quê hương. Tôi đã từng ôm Saigon trong trí óc như quê hương mình với nhiều kỷ niệm. Quê hương là chùm khế ngọt, như trong bài thơ của Đỗ Trung Quân và cũng là tất cả những gì nhỏ nhặt nhất, yêu thương nhất, quen thuộc nhất đã tồn tại trong ký ức của người xa xứ. Từ nơi xa xôi trở về, người ta có thể tìm lại quê hương nhờ vào những cảnh vật hiện hữu hay bất kỳ di tích liên quan nào đó, để nhớ và để yêu...Nhưng, khi những thứ đó không còn nữa, thì ký ức quê hương cũng sẽ bị phai nhòa và quê hương sẽ không còn tồn tại trong tâm tư của ai....
Saigon - Quê Hương đã mất
Những ai đã sinh ra và lớn lên ở Saigon đều chắc chắn có được những hình ảnh và kỷ niệm tuyệt đẹp về mảnh đất này. Tất cả đều mang ý nghĩa riêng trong từng trái tim mỗi người. Tôi cũng vậy, Saigon đã chôn trong tôi biết bao tình yêu và nổi nhớ không nguôi. Cứ mỗi lần trở về nơi đây, tôi lại lang thang giữa phố phường Saigon, tình yêu và sức sống bừng lên manh mẽ trên từng con phố thân quen, từng bước từng bước chân kỷ niệm như đang hiện về trong tôi.
Thế nhưng hôm nay “Saigon không còn nữa”. Thật vậy, Saigon không còn hiện diện bằng xương bằng thịt như mấy mươi năm qua và cũng không còn cái gì để tôi và bạn gọi nó là quê hương. Những công viên ghế đá dưới hàng cây bóng mát, những con đường quen thuộc, những dấu ấn yêu thương ngày nào của Saigon, giờ đây không còn ngang nhiên trước mắt mọi người nữa. Một Saigon đang quặng đau từng cơn, từng cơn bởi sự hủy hoại vô ý thức của con người bằng cái tên mỹ miều áp đặt lên nó “Phát Triển Đô Thị”..
Saigon – Nổi Đau
Một sáng đi quanh Saigon, tản bộ trên con đường Lê Lợi, vòng qua Nguyễn Huệ, rồi Hàm Nghi tôi sững sốt khi nhìn thấy công viên Nguyễn Huệ đang nằm trong 2 bức tường kéo dài từ nhà hát thành phố đến đầu đường Lê Lợi. Lòng tôi lại càng thổn thức hơn khi nhận ra bồn phun nước Nguyễn Huệ đã trở thành 1 đống gạch vụn dưới chân tôi và nước mắt không thể không rơi...
Ai đã từng đến Saigon hay đi Saigon, không ai không biết bồn phun nước Nguyễn Huệ trước rạp Rex. Đó là giao điểm của các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, là trung tâm Saigon, là di tích, là lịch sử, là lẽ sống của các dịp Lễ, Tết, Hội Hè, là nguồn tưới mát cho biết bao tình yêu đôi lứa của nhiều thế hệ Saigon...Vậy mà bây giờ, nó đã bị vùi chôn vào quá khứ xa xăm vĩnh viễn..
Bầu trời bổng kéo mây đen xám xịt và cơn mưa đổ xuống Saigon như trút nước. Dưới mái hiên nhà người, tôi thấm thía cơn ướt lạnh và tim tôi quặng đau...Nhìn Saigon trong cơn mưa xối xã, tôi nghe từng giọt nước mắt rơi theo dòng mưa chảy và có lẽ nước mắt tôi đang cùng hòa chảy với muôn người Saigon ở đây. Chúng tôi đang khóc cho Saigon và ông Trời cũng đau buồn như thế !..
“Saigon ơi ! Ta đã
mất người trong cuộc đời”
Bài hát “Saigon ơi, Vĩnh Biệt” của Nam Lộc như lời thổn thức tạm biệt Saigon của những người ra đi cách đây 40 năm. Cứ ngỡ, lời tạm biệt xưa chỉ là 1 giấc mơ đã qua của hàng triệu người xa xứ, nhưng bây giờ đó là tiếng khóc thật sự của người Saigon, đang vĩnh biệt Saigon ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình...
Vào những dịp Tết hàng năm, khi đi chợ hoa Nguyễn Huệ ai cũng có sự háo hức riêng của mình và ai cũng có dịp ôn lại những kỷ niệm cùng với gia đình và bạn bè thân yêu. Trong 1 thập niên qua, chợ hoa Nguyễn Huệ mỗi năm được trang hoàng bằng những cái tên nghe rất oai phong:
- 2005 - TP HCM – Hội nhập & Phát triển
- 2006 – Dáng Xuân
- 2007 - Trên đường hội nhập
- 2008 – Vượt Sóng
- 2009 – Vững Tin
- 2010 – Xuân Bình Minh
- 2011 – Tầm Cao Mới
- 2012 – Vietnam Quê Hương Tôi
- 2013 – Trái Tim VietNam
- 2014 – Thành Phố Tôi Yêu

Saigon – Những vết thương
Saigon đang bị xóa sổ ! Đúng vậy, những gì thuộc di tích lịch sử của Saigon đã bị đập bỏ không thương tiếc. Thế mà, dòng chữ “Giữ Gìn Văn Hóa Truyền Thống Nước Việt” lại sừng sững rõ nét trên bức tường của UBNDTP, như một khẩu hiệu quen thuộc trên đầu môi chót lưỡi trãi dài từ Bắc xuống Nam trong gần 4 thập niên qua. Thực tế, Saigon đã và đang bị phá nát, bị biến thành 1 thành phố lai căn hay đúng hơn là một “Thành Phố Tạp Tộc”.

Nếu những ai đã từng qua các nước Châu Á khác, sẽ thấy những kiểu thiết kế xây dựng cầu vượt, công viên, cao ốc, chung cư ở Saigon ngày nay đều rất giống các kiểu xây dựng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore....Có lẽ việc copy ý tưởng người khác, chay theo cái sẵn có để bắt chước nước khác, là phương cách duy nhất trong mọi ngành nghề ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến tính cách con người đang bị đồng tiền tha hóa, trở nên mục rỗng thối nát trong toàn xã hội ngày nay.
Dự án “Nâng Cấp đường Nguyễn Huệ” với chi phí 550 tỉ đồng bao gồm việc xây dựng lại tượng đài Hồ Chí Minh trước UBNDTP.. Kế tiếp, chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên hay Sở Thú cùng các biểu tượng lâu đời khác tại trung tâm Saigon cũng sẽ bị di dời đi nơi khác, nhường chỗ cho các công trình quy hoạch “Thẩm Mỹ ”thành phố.
Hiện nay, dự án “Đường Sắt Đô Thị TP” đã phá hủy toàn bộ Saigon. Nó được tuyên bố vào tháng 2-2001 với kế hoạch 5 tỉ USD sẽ hoàn thành năm 2020 – Dự tính khởi công vào năm 2005 nhưng đến tháng 3-2005 vẫn đang lập kế hoạch…Cuối cùng, đến ngày 21/7/2014 Nhà Ga Metro số 1/ Bến Thành-Suối Tiên đã bắt đầu ngay trước nhà hát TP, chứ không phải tại công viên 23/9 như dự tính ban đầu.
Saigon – Quặng Đau
Tất cả những gì thuộc Saigon đều bị san bằng, với hàng trăm cây cổ thụ già của Saigon bị chặt đốn không thương xót:
https://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-s%C3%A0i-g%C3%B2n-ti%E1%BA%BFc-nu%E1%BB%91i-v%C3%AC-h%C3%A0ng-c%C3%A2y-111630371.html
Công viên Lam Sơn, đài phun nước Nguyễn Huệ đều đã bị xoá sổ sạch sẽ:
Công viên Lam Sơn, đài phun nước Nguyễn Huệ đều đã bị xoá sổ sạch sẽ:
Việc di dời tượng bán thân Quách Thị Trang và
tượng đài
Trần Nguyên Hãn về Công viên PL Quận 6 “mới vừa” có quyết định từ
UBNDTP ngày 19/8/2014..
Cơ sở hạ
tầng của Saigon, ai cũng biết rõ hệ thống cống rãnh là vấn đề nan
giãi trong hàng mấy chục năm nay. Thêm vào đó, hàng ngàn công trình
giao thông, đường xá, cầu cống đã bị sụt lỡ từng ngày vẫn chưa
được sửa chữa. Thế mà nay, lại xây dựng hệ thống ga điện ngầm dưới lòng
đất... Vẫn biết rằng, có rất nhiều nguy cơ sụt lún vì Saigon là
vùng đất yếu, nhưng các cơ quan chức năng vẫn coi nhẹ sinh mạng của
người dân nhẹ tợ như không... Liệu những tai nạn và sự cố sạt lỡ
trong toàn thành phố trong tương lai, có ai dám đứng ra chịu trách
nhiệm và bảo đảm gì hay không ?
Kinh hãi
hơn, trong khi Saigon đang bị đào bới khắp nơi, thì các ban ngành cơ
quan chức năng “vẫn còn đang tham khảo và thảo luận” cho các dự án
của họ: (Trời hỡi !)
> Chưa có ban
hành về “Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt đô thị”.
> Chưa nhất trí về việc xây dựng “ Trung Tâm Thương
Mại Ngầm"
> Chưa chuẩn bị nghiên cứu nguồn vốn tài chánh “vì
ODA có hạn”
> Nhật không giãi ngân hợp đồng tư vấn vì
đang tiến hành điều tra hối lộ....
Sự nom nớp
lo sợ của mọi người dân trong thành phố đang trở thành những nổi ám
ảnh không yên, họ cũng không có bất kỳ sự giãi thích nào từ phía
chính quyền, không ai biết, không ai hiểu những phức tạp nào, rũi ro
gì sẽ xãy ra trên thành phố này:

Saigon Tôi Đâu ?
Saigon đã thật sự chết ! Suốt mấy chục năm qua, đâu đâu cũng nghe thấy những dự án, phân luồng giao thông, giãi tỏa mặt bằng, nâng cấp rồi cải tạo, thi công xây dựng, đền bù thiệt hại...vv. Nhưng, nó đã mang lại những lợi ích thực tế cho ai ? Chắc chắn không phải cho người dân ở Saigon, vì đời sống hiện tại của họ vẫn chưa hề phát triển, cả vật chất lẫn tinh thần...Những câu chuyện mất đất mất nhà cùng những nổi đau khổ của người dân cũng ngày càng tăng dần theo những dự án mới. Những sụt lún, nghiêng ngữa, rung chuyển, rạn nứt gây ra từ những dự án xây dựng vừa mới hoàn thành hôm nào, nay vẫn còn chưa được sửa chữa...Lỗi lầm còn đó, trách nhiệm không gánh, bài học chưa rút tỉa, mà giờ đây họ lại tiếp tục phá nát Saigon, xây dựng ga xe điện ngầm dưới lòng đất của 1 thành phố yếu ớt. Thử hỏi, tai họa nào sẽ xãy ra trên thành phố này trong tương lai ?
Tôi thật sự đau lòng trước sự mất mát quá lớn của Saigon và đau đớn hơn khi bắt gặp những ánh mắt chai lì, lạnh cảm của vài người Saigon trước một thành phố tan nát. Người ta bảo đó là sự phát triển văn minh để hoà nhập quốc tế. Quả thật sai lầm ! Đâu phải phát triển là san bằng phá nát mọi thứ; đâu phải văn minh là hủy hoại mọi di tích văn hóa, lịch sử; đâu phải quốc tế hoá là từ bỏ tập tục truyền thống tổ tiên... Nếu phát triển như thế thì quá dễ dàng cho một đất nước vô nhân vô nghĩa, đập nát di sản văn hóa của ông cha bao đời xây dựng, biến Saigon nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung trở thành một dân tộc lai căn, tạp chủng mất gốc cho thế hệ mai sau......
Saigon đã thật sự chết ! Suốt mấy chục năm qua, đâu đâu cũng nghe thấy những dự án, phân luồng giao thông, giãi tỏa mặt bằng, nâng cấp rồi cải tạo, thi công xây dựng, đền bù thiệt hại...vv. Nhưng, nó đã mang lại những lợi ích thực tế cho ai ? Chắc chắn không phải cho người dân ở Saigon, vì đời sống hiện tại của họ vẫn chưa hề phát triển, cả vật chất lẫn tinh thần...Những câu chuyện mất đất mất nhà cùng những nổi đau khổ của người dân cũng ngày càng tăng dần theo những dự án mới. Những sụt lún, nghiêng ngữa, rung chuyển, rạn nứt gây ra từ những dự án xây dựng vừa mới hoàn thành hôm nào, nay vẫn còn chưa được sửa chữa...Lỗi lầm còn đó, trách nhiệm không gánh, bài học chưa rút tỉa, mà giờ đây họ lại tiếp tục phá nát Saigon, xây dựng ga xe điện ngầm dưới lòng đất của 1 thành phố yếu ớt. Thử hỏi, tai họa nào sẽ xãy ra trên thành phố này trong tương lai ?
Tôi thật sự đau lòng trước sự mất mát quá lớn của Saigon và đau đớn hơn khi bắt gặp những ánh mắt chai lì, lạnh cảm của vài người Saigon trước một thành phố tan nát. Người ta bảo đó là sự phát triển văn minh để hoà nhập quốc tế. Quả thật sai lầm ! Đâu phải phát triển là san bằng phá nát mọi thứ; đâu phải văn minh là hủy hoại mọi di tích văn hóa, lịch sử; đâu phải quốc tế hoá là từ bỏ tập tục truyền thống tổ tiên... Nếu phát triển như thế thì quá dễ dàng cho một đất nước vô nhân vô nghĩa, đập nát di sản văn hóa của ông cha bao đời xây dựng, biến Saigon nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung trở thành một dân tộc lai căn, tạp chủng mất gốc cho thế hệ mai sau......
Tâm Duyên
Saigon tháng 8-2014
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo