YÊU MÌNH – YÊU NGƯỜI
Từ hơn 2000 năm trước, thuyết nho giáo của Khổng
Tử đã lấy chữ “Nhân” làm cốt
lõi trong việc đối nhân xử thế, đó là mối tương quan sâu sắc giữa
người với người và ông đã lấy nguyên tắc Nhân Đức làm mục đích để truyền
bá cho hậu thế, phát triển thành những người có ích cho gia đình và
xã hội.
Cho đến nay thuyết Nhân Đức của Khổng Tử vẫn được
lưu truyền học hỏi, nhưng để sống sao cho phù hợp với một chữ Nhân cũng
đã là điều khó khăn trong thời đại kim tiền, chớ nào dám nghĩ thêm
chữ Đức. “Cung trong cư xử, Kính trong việc làm, Trung thực với người,
dẫu cho với địch cũng vậy thôi”.
“Người
Nhân Đức là người biết thương người”.
Nhưng khi nói đến việc thương người
hay Yêu Người thì phải biết Yêu Mình trước rồi hãy nói đến Yêu những
cái khác trong cuộc sống.Yêu Mình
Thế nào là Yêu mình ?
Yêu mình hay
yêu bản thân thì ai lại không yêu ? Nhưng yêu thế nào là đúng, xin chớ
lầm lẫn việc yêu mình bằng tính ích kỷ hay lòng vị kỷ có trong con
người
Những người ích
kỷ luôn suy nghĩ và hành động hướng đến bản thân trong mọi trường
hợp, họ sống chỉ biết riêng mình mà không quan tâm tới ai, dù cho
những người thân thuộc cũng thế, chỉ mong muốn giành lấy những lợi
ích cho cá nhân mà thôi. Người có lòng vị kỷ cũng tương tự như thế, luôn
có quan điểm độc tôn về bản thân, luôn thấy mình vượt trội hơn những
người khác và vì thế không muốn nghe ai, họ chỉ bịt mắt, bịt tai và
muốn bịt miệng người khác trong mọi vấn đề liên quan.
Người biết yêu
mình là người CÓ:
- Quan điểm: rõ ràng, không làm những điều mà mình không muốn người khác làm đối với mình
- Đức tính: Vị tha và luôn học hỏi để trao dồi tri thức + rèn luyện nhân cách
- Thái độ và cách đối xử với người khác: Cung kính- Tôn trọng
- Hiếu thảo với cha mẹ và hiếu thuận với anh em
- Bảo vệ bản thân: giữ gìn sạch sẽ, ăn uống vệ sinh và rèn luyện thân thể
Người không biết yêu mình là người thể hiện một hay nhiều cái KHÔNG:
- Không tôn kính và hiếu thảo với Cha mẹ
- Không thuận hòa với anh chị em trong gia tộc
- Không biết giữ lễ nghi, kính trên nhường dưới
- Tính tình tham lam, ích kỷ, mê muội
- Hay nhầm lẫn, oán than người khác, sống buông thả, mất vệ sinh
- Không có tinh thần trách nhiệm với việc mình làm
- Không giúp đỡ, biểu hiện hung dữ, lấn áp người thế cô, sức yếu
- Lời nói thô tục, ngang tàng, như những người thiếu giáo dục
- Trình độ hiểu biết thấp kém và lười biếng trong mọi hoạt động
Người Không Yêu Mình thì không thể yêu ai
khác
Những người khi
chưa suy nghĩ thấu đáo và không thể hiện được việc yêu mình thì bất
cứ những hành động nào mà họ mang tính cách vì người khác hay vì
mục đích nào đó, đều trở thành vô dụng hay họ đang lạm dụng việc
đó để mưu ccầu cho lợi ích cá nhân và kết quả họ sẽ bị phản tác
dụng cho việc họ làm. Nói cách khác, những hành động mang tính chất
“nhân danh công lý” hay vì người khác hay vì mục đích cao cả nào đó mà
biểu hiện bằng những sự thiếu ý thức, thiếu tư cách đều là những
sự nhầm lẫn, lợi dụng hay gọi là “công lý trá hình”..
Thí dụ, trong
thực tế xã hội đời nay, có rất nhiều người đã nhầm lẫn từ việc
yêu mình đến yêu người, yêu nước hay yêu dân tộc. Thông thường khi nói đến
việc yêu nước là nói đến hành động hy sinh, là việc đấu tranh chống bạo
tàn, chống bóc lột, chống kẻ độc ác không có lòng nhân, chống kẻ cầm
quyền không biết thương dân, chống kẻ quyết đoán không hiểu biết và chống
những gì đi ngươc lại lòng dân... Những người cho rằng, vì yêu nước nên
họ đã chống đối và tỏ thái độ căm ghét cái xấu bằng cách thể
hiện những hành vi xấu xa hơn, dùng những lời lẽ thô tục nhất để
chửi bới những kẻ thô tục và cho rằng những cái xấu xa phải để
dành cho những cái xấu xa thì mới gọi là công bằng. Nhưng sự thật, khi
họ dùng những lời lẽ xấu xa để chửi cái xấu, dùng hành vi hạ tiện
để chống trả sự hạ tiện, đều là những biểu hiện Tự Diệt, đó là
hành động Không Yêu Mình, tự mình bôi nhọ mình, tự mình giết mình và
đi đến hậu quả càng tệ hại hơn...
Muốn Yêu Mình phải rèn luyện
Trong tự nhiên
con người luôn ham muốn mọi thứ trên đời, nếu không ham muốn thì con
người sẽ không có sự phát triển. Tuy vậy, mọi việc trong tự nhiên
đều phải có mức giới hạn của nó. Vì thế Yêu Mình là cách tốt
nhất để khắc chế những ham muốn dục vọng không cần thiết và cách
rèn luyện bản thân làm thế nào để tự yêu mình cho thoả đáng thì lại
không dễ dàng chút nào.
Để rèn luyện
việc yêu mình, trước tiên phải có nguyên tắc riêng, tạo được thời khóa
biểu làm việc tốt, biết bảo vệ bản thân với việc siêng năng thể dục
mỗi ngày, ăn uống điều độ, giữ chuẩn mực đạo đức, trao dồi tri thức
và nhân cách, không tình cảm thái quá, khiêm tốn trong mọi ứng xử, thể
hiện lòng nhân ái và kết quả chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tinh
thần và sức khỏe cho bản thân, từ đó sự yêu người sẽ tự nhiên phát
sinh.
Yêu Người
Khi biết tự yêu mình một cách đúng đắn thì tự
khắc biết yêu ghét rạch ròi, biết cách hận cái đáng hận, biết
thương cái đáng thương và biết cách xử sự hợp lý với mọi việc trên
đời. Hơn nữa, tình yêu kính đối với cha mẹ sẽ vô cùng bao la, tình
yêu thương với anh chị em sẽ rất chan hoà, tình yêu nam nữ sẽ vô cùng
trong sáng và tình bạn bè trong các mối quan hệ sẽ vô cùng thắm
thíêt. Tất cả những tình cảm đó đều có thể nói lên được ngoài
việc yêu bản thân, mình còn có thể yêu người khác một cách thật
lòng.
Muốn được vậy, phải nên rèn luyện 5 nguyên tắc phẩm chất Nhân Đức:
- Khiêm tốn – để không bị lừa dối
- Khoan dung – để được lòng người
- Chân thành – để được tin cậy
- Nhạy bén, linh hoạt – để thành công
- Tha Thứ – để chế ngự người
Muốn Yêu người, trước tiên phải
biết yêu thương những điều bình thường nhất trong cuộc sống. Tức phải
biết chấp nhận những gì có trong tay, không đứng núi này trông đến
núi khác và trân trọng mọi thứ đang hiện hữu, ngay cả những
khó khăn, đau khổ hay thất bại. Được vậy, ta sẽ giảm bớt và xem nhẹ những buồn phiền do người khác mang đến, ngay cả sự ganh ghét hay tức giận cũng dần tiêu tan.
Đem Nhân Ái đối đãi với mọi người vì đó
là chuẩn mực cao nhất trong mọi hành vi sẽ khiến con người cảm thấy
thanh thản trong kết quả. Ngược lại, nếu đối xử xấu xa hay phạm tội với
người thì lương tâm sẽ tạo sự hối hận hay dằn vặt suốt đời.
Thời đại nào cũng đều cần đến Nhân Ái,
trong một xã hội rối loạn, đạo đức suy đồi, lòng nhân càng phải cần
thiết hơn để uốn nắn ý thức và hành động của con người, hay trong
thời bình cũng thế luôn cần đến những tấm lòng nhân ái đối đãi với
dân vì dân là gốc để duy trì văn minh xã hội và kỹ cương phép tắc hầu
giúp đất nước phát triển đi lên.
Tóm lại, phàm làm người ai cũng biết chữ Nhân, nhưng để hiểu rõ
ý nghĩa Nhân Ái và NhânĐức để có thể thực hành rèn luyện Yêu Mình
rồi tiến tới Yêu Người là cả một quá trình học hỏi trao dồi tri
thức rất công phu, đòi hỏi ý chí quyết tâm. Người không thể hiện được sự Yêu Mình, thì
không thể có lòng nhân, càng không thể nói đến việc yêu nước, yêu dân.
Ngược lại, người lấy nhân ái làm nguyên tắc sống là người hiểu rất rõ
ý nghĩa và hiệu ích của việc Yêu Mình, Yêu Người và cũng là người có
được cuộc sống vui mãi trong thanh tịnh.
Tâm Duyên
20.3.2013
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo