Phần 1 |
“Có bao giờ bạn bị lừa dối
hay phản bội và đã mất mát tinh thần lẫn vật chất ? “
“Nếu Có, bạn rút ra được kinh nghiệm
gì ? “
“Nếu Không, làm thế nào để
đề phòng ? ”.....
Khi có ai đó hỏi bạn những câu hỏi đại loại như
thế thì có lẽ bạn sẽ nhíu mày lưỡng lự, suy nghĩ vì không dễ trả lời chút nào.
- Dù Có, cũng không dám nói ra hoặc cũng không muốn gợi nhớ sự tổn thương và có lẽ cũng sợ bị chê cười...
- Nhưng để rút được kinh nghiệm thì cũng không dễ, vì những quan hệ và hoàn cảnh khác nhau, không lừa dối nào giống lừa dối nào
- Nhưng để đề phòng, thì ai biết trước được ai sẽ là người lừa dối mình ?
- Cũng không dám nghĩ ai trong số những người thân cận sẽ lừa dối....
- Lại càng không nghĩ ai có thể lừa dối được mình, vì đã có sự tự tin cùng trí óc khôn ngoan luôn tỉnh táo trước mọi cám dỗ.
Tuy thế, cũng có những câu trả
lời rằng – “Tốt nhất hãy đề phòng
chính bản thân của mình” hay – “Người bị lừa dối vì họ không biết tin
vào chính mình”. Để đề phòng – “Hãy
suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định” - “Không nên tham lam, những gì của mình ắt
sẽ thuộc về mình” Hoặc “Không nên vội tin người khác mà phải
luôn suy xét cẩn trọng... vv..và vv...
Nói chung, tất cả những suy
nghĩ, kinh nghiệm hay sự đề phòng trên chỉ là những điều cơ bản về
sự lừa dối trực tiếp của 1 người với người khác, là sự lợi dụng
những mối quan hệ quen biết, tình thân, vào sự cả tin hay lòng tham của
người để thu lại phần lợi nhuận về tình cảm hay vật chất tiền bạc
cho bản thân. Trong hầu hết những hoàn cảnh đó, sự lừa dối thường
diễn ra trong giai đoạn ngắn và kết thúc nhanh chóng để lại những
mất mát và hối tiếc khôn nguôi cho người bị lừa..
Thông thường những kẻ lừa dối
có 1 hay vài đặc điểm chung như sau:
- Mục đích thu lợi cho cá nhân bằng sự lợi dụng lòng tin và lòng tham của người khác
- Tham lam tiền bạc vật chất, danh lợi, quyền lực hay nhục dục
- Bất chấp đạo đức, vô nhân vô nghĩa và mù quáng
- Luôn lợi dụng thời cơ ở mọi lúc, mọi nơi
- Không tôn trọng và giữ mối quan hệ tốt với ai, vì ưu tiên cho bản thân
- Chỉ thấy điều lợi trước mắt mà bất chấp hậu quả hay hệ lụy
- Suy tính ngắn hạn mà không nghĩ đến tương lai lâu dài
- Hứa hẹn nhanh chóng và dễ dàng
- Giãi thích không rõ ràng, lời nói sáo rỗng, hay ngụy biện và không logic
- Thân thế, nghề nghiệp và địa chỉ liên lạc luôn thay đổi hay không rõ ràng
Chân dung người dễ bị lừa
Con số những người bị lừa dối thường rất cao dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chung qui họ có vài đặc điểm giống nhau:
- Hoàn cảnh đang gặp khó khăn hay mong muốn giãi quyết 1 vấn đề nan giãi
- Sống nội tâm và thường rất nhạy cảm trong suy nghĩ và hành xử
- Suy nghĩ dựa trên tình cảm hơn là lý trí
- Xét đoán thường tùy thuộc vào mức độ quen biết gần xa hay tình cảm thương ghét
- Phán đoán thụ động, khi đã tin vào điều gì thì không hề thay đổi, dễ bị mê muội
- Không muốn học hỏi hay tiếp thu thêm những gì đã biết
- Dễ tin người khi được đối xử tử tế hay xoa dịu ngọt ngào
- Dễ tự ái và dễ nóng giận khi nghe những điều trái ý hay ngược quan điểm
- Khó nhẫn nại đợi chờ vì muốn đốt giai đoạn để đạt kết quả nhanh chóng
Những sự lừa dối ngày nay
Trong thực tế hiện tại, những sự lừa dối không
còn đơn thuần trực tiếp giữa 2 người, mà đã biến tướng và phổ biến
dưới đủ mọi hình thức rất khó nhận diện và truyền đi khắp nơi trên
thế giới không chừa 1 ai. Chúng tinh vi len lỏi trong mọi sắc tộc, tôn
giáo, chính trị, giáo dục, âm nhạc, nghệ thuật, kinh doanh, tín dụng,
quảng cáo và không thể ngăn ngừa lây lan.
Vì vậy, ảnh hưởng và tác hại
của chúng trở nên vô hạn khó lường, có người nhận thấy nhưng người
người khác lại không thấy; có người bị lừa nhưng không hề hay biết
vẫn ung dung tin tưởng; có người nhận ra được nhưng lại sử dụng tiếp
tục để làm lợi cho riêng mình; tệ hại hơn nữa có người lại ra sức
ca tụng hay bênh vực cho cái lừa dối mà cứ ngỡ đang đeo đuổi một chân
lý và cứ thế họ phát triển thêm
để gạt gẫm những người nhẹ dạ khác...
Vô hình chung, mỗi cá nhân con
người vì mục đích mưu cầu lợi ích riêng đã tự lôi cuốn bản thân và những
người khác vào việc xây dựng một thế giới hình thức hóa bằng những
sự dối gian và mù quáng.
Mục đích lừa dối và hậu
quả
Bởi mức độ nhanh chóng và dễ
dàng truyền bá bằng phương tiện internet như hiện nay, nên nhiều sự
lừa dối đã thành công, được tin tưởng, ủng hộ, lan rộng và thâm nhập
sâu vào tâm tưởng con người tưởng chừng như những bình thường của lối
sống hiện đại.
Có 3 loại lừa dối được phân
loại theo mục đích và mức độ ảnh hưởng của chúng:
1 . Lừa dối vì đùa giỡn - không
chủ ý gây thiệt hại
Loại lừa dối này thông thường
nhất từ xưa đến nay đã được hình thành ngay từ nhỏ khi trẻ con có thể học được từ
cha mẹ khi cha mẹ chúng không thực hiện điều đã hứa. Một câu nói
khen ngợi không thật chỉ để làm vui lòng người khác cũng là 1 lừa dối. Những miêu tả ảo tưởng không trung thực về bản thân với
mục đích tìm bạn hay thu hút người khác trên các trang mạng xã hội,
hay những hình ảnh, bài báo, ý kiến mang tính châm biếm đùa giỡn tuy không gây thiệt hại đáng kể nhưng nếu mang mục đích chọc phá hay kiếm tiền hay vì lợi ích riêng tư nào đó thì sẽ gây thiệt hại không lường trước được.
2.
Lừa dối có mục đích thu lợi cá nhân
Loại lừa dối này đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ và tinh vi hơn trong mọi lãnh vực của đời
sống hàng ngày hầu mang lợi ích cho bản thân. Sự mất mát thông thường nhất của
người cả tin vẫn là tình cảm và tiền bạc, là chi phí họ phải trả cho
những gì họ tin là có thật.
3. Lừa dối có chủ tâm chiếm đoạt
Đây là sự lừa dối vô nhân vô tâm
nhất, vì kẻ lừa dối luôn bất chấp thủ đoạn, gây tổn thương cho người
khác về vật chất lẫn tinh thần, chỉ vì mong đạt được mục đích riêng,
cụ thể nhất là vì quyền lực, danh tiếng và tiền bạc. Sự lừa dối của
dạng này có thể được nhìn thấy rõ qua các tin tức lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản, tội ác hình sự và những tổ chức trá hình quy mô được
đăng tải trên các trang web truyền thông hàng ngày.
(Xin xem tiếp phần 2)