SAIGON - Tháng 10 & 11. 2012
Thông
thường cách khoảng 2 hay 3 năm tôi lại trở về VN để thăm ga
đình và bè bạn ở Saigon.
Mỗi lần về đến phi trường TSN tôi luôn đón xe taxi thẳng về nhà, vì không muốn ai
đưa đón và cũng không muốn ai chi phối cảm giác của mình. Vì khi gặp
gỡ lại cảnh cũ chốn xưa,
những cảnh
quang, đường phố, con người và không khí nóng bức rất Việt Nam
đã mang lại cho tôi tâm trạng buồn vui của tuổi thơ.. Và, khi trở về
Úc thì tôi lại luôn có những câu chuyện kể về VN cho bạn bè cùng
nghe.
Saigon luôn
có những công trình xây dựng khiến nhiều người quan tâm và đó cũng
luôn làm thay đổi bộ mặt Saigon. Nhà của tôi nằm sát phía sau 1 công
trình xây dựng cao ốc cho thuê.
Tuần lễ đầu tiên cuả tôi thật sự rất phiền toái, cùng với không
gian ồn ào của Saigon chưa đủ, tôi còn bị tra tấn thêm vì tiếng gầm
thét đào đất vang vội giữa đêm khuya khoảng 1g-3g sáng và đều đặn từ
1g-3g mỗi trưa đúng ngay giờ nghĩ ngơi của mọi người.
Cho đến khi
tôi đã trở nên quen thuộc với tiềng ồn ào phiền hà đó thì lại quay
sang lo lắng, không biết sau này tôi có thể ngũ ngon trong cảnh vật
quá im lìm của nước Úc hay không ?
TỆ NẠN CƯỚP GIẬT
Cứ mỗi
lần bước ra đường tôi thường được cảnh cáo phải “coi chừng bị cướp
giật”, vì thế tôi không hề đeo hay
mang theo thứ gì trên người ngoài bộ quần áo mặc trên người.
Một buổi
sáng xế trưa khoảng10g30,
đang thong
dong lái
xe honda trên
đường
Trần Hưng Đạo về Chợ Lớn, phía
trước tôi có 2
thanh niên
chở
nhau quẹt tay lái lao chao cạnh 1 người đàn ông lái xe
rất chậm, tôi đang e ngại cả 2 xe sẽ cùng té nhào thì bổng nhiên tên
thanh niên ngồi phía sau xe giơ tay qua vớt nhẹ cái laptop của người
đàn ông và tên thanh niên cầm
lái tống ga vượt
khỏi đèn đỏ xa dần trong chớp mắt. Người đàn ông bị cướp mất chiếc
laptop dường như bị sốc nên không hề la kêu cứu hay phản ứng chống
chọi nào, ông chỉ quay nhìn dáo dác và lúc ấy tôi kịp
nhận ra ông ta là 1 người tây phương độ 55-60t. Lúc
ấy có lẽ tôi là nhân chứng duy nhất, vẫn còn đang ngẫn ngơ chưa hoàn hồn vì không tin nổi những gì vừa xãy ra. Sau đó, tôi nhìn quanh để
xem có ai thấy như tôi không và cố vượt lên trên để tìm
người đàn ông xem có cần giúp đỡ gì không, thì không hiểu sao tôi
không còn tìm thấy ông ta nữa và
dường như mọi người trên đường phố vẫn ung dung như không hề có gì
xãy ra...
Khi kể cho
những người bạn trong nước nghe về những gì tôi thấy trên đường phố, thì
tôi được biết thêm tệ nạn cướp giật còn kinh hồn hơn thế nữa. Nếu
bạn đang ngồi trong 1 quán cafe bất cứ nơi đâu ở Saion với 1 chiêc
laptop để trên bàn hay bạn đang nói chuyện với 1 cái Iphone, thì coi
như bạn sẽ trở thành mục tiêu của kẻ cướp. Một thanh niên sẽ đi vòng
quanh quán và chụp ngay chiếc laptop hay Iphone trên tay của bạn, chạy
nhanh ra cửa và biến mất trên 1 chiếc honda đang chờ sẵn bên ngoài.
Và cứ thế,
cướp giật khắp nơi diễn ra hàng ngày như cơm bữa...
GIÁO DỤC - NHÀ TRƯỜNG
Tôi có 1 đứa
cháu gái học lớp 8 trường Hồng Bàng. Một hôm cháu đi học về, tôi
hỏi:
“Hôm nay con đi học vui không ?”
Cháu đáp “Dạ, nhiều cái vui lắm”
Tôi hỏi “Có gì vui ?” – Cháu liền kể ngay:
“Dạ, ngày mai lớp con có giờ học tỉa
hoa củ. Cô giáo kêu mỗi em phải đem vào củ cà rốt và ớt để cô dạy
cắt thành hoa. Có 1 bạn giơ tay hỏi - Thưa cô, nhà con không có ớt thì
sao ạ ? – Cô giáo chỉ 1 bạn trai
trong lớp rồi nói - Thì con mượn đỡ trái ớt của bạn này xài đỡ
đi... – Cả lớp con cười quá chừng....”
“Rồi đến giờ Toán, khi thầy con đang
giãng bài thì thầy con thấy 1 bạn đang ngồi làm bài tập Văn trong lớp,
thầy con liền đến giật cuốn tập của bạn ấy và xé nát ra, giận dữ
nói với cả lớp - “Tôi sẽ không dạy học lớp này nữa, vì giờ của tôi
mà có em làm việc khác” - .Nói xong thầy con bỏ đi ra ngoài....”
Nghe bé
cháu kể xong tôi chỉ biết lắc đầu, không hiểu những kiểu thầy cô như
thế thì làm sao dạy con cháu chúng tôi thành người ?
CON NGƯỜI & XÃ HỘI
Một hôm đi
siêu thị, tôi đứng sắp hàng sau lưng 2 người phụ nữ tại 1 quầy ưu tiên “Cho
người già, phụ nữ có thai và mua dưới
5 món
hàng”. Bổng
1 người phụ nữ to con khỏe mạnh, đeo đầy nữ trang từ phía sau nhảy lên trước tôi
và nói với người đứng trên tôi “Cho
em tính trước
nhé vì chỉ có ít đồ”.
Khi nhìn trên tay chị ta cầm 3 món hàng tôi định lên tiếng nhưng
người phụ nữ đã đồng ý nhường cho chị ta bước vào. Tôi nhìn quanh trong hàng trên
tay ai cũng
chỉ có
chừng
3,4 món
hàng và
đã chờ đợi rất lâu...Lần nào đi siêu thị tôi cũng chứng kiến những
kiểu như vậy và gây không ít trường hợp cải vã qua lại của khách
sắp hàng.
Trong xã
hội VN
ngày
nay, con người
dường
như rất am hiểu mọi thứ trên đời và đang phát
triển theo đà của thế giới. Trên truyền hình mỗi ngày, kênh nào cũng đều xuất hiện nhiều loại game shows khác nhau,
chương
trình
tâm lý
XH và
nhiều chương trình mang tính thực tiển rất bổ ích. Thoáng đầu, khi
nghe những lý thuyết bài bản mang tính hiện đại, tôi rất vui mừng vì
nghĩ rằng người ta đã học được những điều hay trên thế giới. Nhưng
khi càng lắng nghe, càng tìm hiểu và càng tiếp xúc nhiều hơn, thì tôi
thấy dường như sự nhanh nhẹn, lưu loát ngôn từ, lý thuyết bài bản
của những người sử dụng lại không đồng nhất với những gì họ đang
thực hành trong đời sống.
Tôi đã bị
choáng ngộp với những sáo ngữ và mỹ từ được sử dụng chỉ để diễn
tả những điều đơn giản bình thường mà thôi. Tôi đã tự hỏi, không biết
người ta có thật sự hiểu rõ những gì họ đang nói hay không và mục
đích của họ là gì ??
SỰ HIẾM HOI THIỆNCẢM
Ở VN, đến
giờ ăn trưa là các công sở hay ngân hàng phải đóng cửa không tiếp
khách. Muốn đổi tiền tôi phải ra tiệm vàng gần nhà ở chợ Thái
Bình.
Sau khi xem
kỹ tờ giấy tiền 100Aud của tôi, chàng trai trẻ trong tiệm vàng trả
lại cho tôi:
“Tiền rách không xài”
Tôi vội
nhìn lại tờ giấy bạc và nhỏ giọng trả lời: “Có chút xíu thế này thì đâu có sao ? ...”
Nhưng mặc
cho tôi muốn nói gì nói, chàng trai trẻ vẫn im lặng với gương mặt
lạnh lùng, nhìn xa xăm nơi khác.
Một hôm
khác tôi đi ra tiệm in ấn nhờ in dùm 4 bảng copies trong file của tôi,
cô gái trẻ đáp:
“In nhiều thì mới làm chứ vài bảng copy tôi không in “
Vì cần
gấp để làm hồ sơ nên tôi năn nĩ :
“Cô làm ơn dùm tôi, tôi cần gắp lắm chỉ
cần gắn USB này vào PC, in ra 4 copies là xong,..”
Nhưng mặc
cho tôi muốn nói gì nói, cô gái trẻ vẫn ngồi im lặng với gương mặt
lạnh lùng, không nghe không thấy không muốn biết gì thêm nữa....
THỰC PHẨM – ĂN UỐNG
Càng nghe
nhiều người kể về những thủ đoạn buôn bán thực phẩm ngày nay, tôi
càng cảm thấy ghê sợ ớn lạnh bấy nhiêu:
·
Bắp nấu – Chỉ
cần nấu trong vòng vài phút với 1 thứ hóa chất là có thể bán được
ngay
·
Trái cây, sầu riêng, mít, táo, dưa hấu…đều được
bơm 1 thứ hoá chất để có màu tươi
đẹp và giữ lâu như ý
·
Khoai
tây
& các
rau
cũ – Chở
từ Đà Lạt về nhưng xuất xứ ở Trung Quốc
·
Thịt sống, heo bò gà và các loại
đồ lòng
– Lúc nào cũng bảo đảm tươi ngon
mà không cần lý lịch rõ ràng
PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG
Ở Saion, sử
dụng xe ôm là nhanh gọn nhất và tiết kiệm được tiền nếu so sánh với
taxi. Nhưng để tránh phiền toái và có thể đạt yêu cầu như mong muốn,
thì tôi đã học được nhiều bài học như sau:
- Phải
biết rõ đoạn đường mình muốn đi và bao nhiêu là đúng giá
- Chọn
người xe ôm có tin tưởng – ở gần nhà hay quen biết
- Chuẩn
bị tiền lẽ – để có thể đưa đúng giá hay cho thêm mà không cần phải
thối lại
- Không
nên nói chuyện nhiều về mình – Coi chừng gặp người không tốt
Những lúc mưa to gió lớn thì
nên tránh đi ra đường bằng taxi vì việc đón taxi không dễ dàng chút
nào và phải giữ số phone của tổng đài taxi để có thể gọi bất cứ
lúc nào. Đi taxi thì cũng cần chuẩn bị tiền bạc nhỏ sao cho dễ sử
dụng, vì tài xế ít khi có đủ tiền lẽ để thối lại cho khách.
Tôi cũng thử đi xe bus để
học hỏi thêm sự tiến bộ của VN như thế nào và khám phá giá vé xe
bus VN rẽ nhất trên thế giới không thể ngờ được. Tuy nhiên, đi xe bus phải
tự biết rõ các trạm xuống xe và phải hết sức thận trọng cảnh giác
với giỏ sách mang trên người. Hôm
tôi đi từ công
viên
23-9 xuống khu Tên Lửa ở Bình Chánh chỉ có 4000vnd,
nhưng mọi thông tin về tuyến đường xe bus thì tôi không biết tìm ở đâu.
Tôi đã hỏi thăm từ anh bảo vệ trong ga đến người điều hành xe, đến cô
bán vé, tất cả đều dững dưng trả lời “Không biết”. Cuối cùng tôi lên chiếc xe bus chạy về Xa Cảng
MT với hy vọng sẽ xuống dọc đường đâu đó gần khu Tên Lửa.
Ngồi trên xe bus có gắn máy
lạnh khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Trên đường đi, anh tài xế
trẻ vừa chạy vừa dạy tôi:
- “Đi xe bus thì phải biết nơi nào xuống và lên chứ ..”
- “Nhưng
lần đầu tiên đi xe bus thì làm sao tôi biết được ?”
- “Thế
thì vô bên trong trạm xe mà hỏi”
– “Tôi đã hỏi rồi nhưng không ai biết”
– “Vô trong trạm xe Bến Thành mà coi bảng chỉ dẫn dán trên tường”
– “Không ai có thể đi từ nhà đến trạm Bến Thành để xem chỉ dẫn,
nhưng nếu trên xe bus xe nào cũng dán bảng chỉ dẫn rõ ràng thì sẽ
dễ dàng hơn cho mọi người, anh ạ... ”
- “Ở VN chứ không phải nước ngoài đâu mà làm thế, đi
đâu thì phải biết đón xe mà đi…”
- ” ???......
Khi xe chạy
về gần Xa Cảng MT,
anh tài xế bảo tôi:
- “Tới
trạm phía trước thì xuống đi, băng qua đường đón xe khác mà vô Tên
Lửa”
Trong khi tôi
còn đang tần ngần chưa hiểu rõ thì
chiếc xe đã dừng lại, tôi liền hỏi nhanh:
- “Chỗ
nào bên kia đường là trạm xe bus để đón ? “
Anh ta quát
to:
- “Xuống đi, Xuống mau đi ”
Tôi chỉ còn biết nhảy xuống nhanh khi nhận ra chiếc
xe đang chuyển bánh.
Tôi
ngơ ngác nhìn quanh không biết mình đang ở đâu nhưng nhanh chóng nhận ra
được anh xe ôm ngồi trước mặt, thế là đi xe ôm cho xong.
THĂM VIẾNG CHÙA
Một hôm, tôi
và 1 người quen ghé đến 1 ngôi chùa trên đường Trần Hưng Đạo để thắp
hương cho người quá cố cuả tôi. Bước vào chưa đầy 5’ tôi bổng nghe 1
tràn ngôn từ dao búa đủ thể loại chửi bới vang lên từ bên hông sân
chùa...#@%$*+....Khiến tôi tự hỏi, tại sao những con người sống gần chùa như
vậy lại có thể chửi rủa thô tục với nhau một cách vô tư như thế nhỉ
?
Trong sân chùa
chỗ xe đậu có 1 tờ giấy dán trên tường “Yêu cầu không khoá cổ xe”. Nhìn quanh quất không thấy ai giữ xe và
cũng không ai biết sự hiện diện của mình, tôi tự hỏi “Tại sao không cho khóa xe ? Nếu lỡ xãy
ra việc gì thì ai biết ai hay và ai sẽ chịu trách nhiệm ? Cuối
cùng 1 trong 2 chúng tôi phải ngồi lại giữ xe.
Tôi đi lên
đi xuống 3 tầng lầu khắp nơi trong chùa mà tôi không gặp vị sư trụ
trì nào, chỉ thấy 1 vị sư trẻ đang ngồi trong phòng tiếp khách với
chiếc laptop trên bàn và gương mặt trầm ngâm suy nghĩ. Tôi nghĩ, các thầy tu bây giờ cũng bận
rộn không kém gì người thường..
Ôi Việt Nam
của tôi ! Saigon của tôi và những thân thương kỉ niệm trong ký
ức tôi đang ở đâu ? Tôi bổng nghĩ, nếu trở lại VN, trở lại Saigon lần
nữa thì chắc cũng chỉ vì mục đích gia đình mà thôi, ngoài ra không
có gì để lưu luyến hay gần gũi cho tôi nữa...
Dù vậy, mặt
khác trong tôi vẫn mong chờ và hy vọng dịp khác sẽ trở về để nhìn
thấy con người đổi thay....
No comments:
Post a Comment
Rất Cám Ơn quý vị đã đồng hành chia sẻ.
Tâm Đạo