Tương Lai TIẾNG VIỆT Về Đâu ?
Ngày nay khi nói đến “tương lai Việt Nam” bạn nghĩ gì và có thể hình dung thế nào về một đất nước Việt mai sau khi chúng ta nằm xúng không còn là nhân chứng của ngày hôm nay nữa ?
Trong một trang blog nhỏ bé này, thì không ai có thể mô tả những tưởng tượng của mình khi nói đến tương lai bao gồm rất nhiều thứ trong tên gọi là Chính trị, Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa, Giáo Dục, Ngôn Ngữ và Con Người... Là những khía cạnh trong đời sống mà càng nói thì càng thất vọng với biết bao nhiêu điều sai trái diễn ra hàng ngày. Tính chất tiêu cực của mỗi góc cạnh ngày càng hiện rõ và lan tràn khắp nơi như những cơn bệnh dịch nan y không ai chữa trị khi vẫn còn dưới chế độ cộng sản độc tài, tham lam, thối nát và vô nhân đạo.
Riêng nói về con người, trong xã hội Việt Nam ngày nay nói chung, cũng đã thấy rõ những cơn bệnh tham lam vật chất, vô cảm và vô văn hóa, khác xa hoàn toàn thế hệ con người của trước năm 1975. Chỉ riêng về góc độ tương tác giữa người với người qua cách giao tiếp thông thường, chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ việc sử dụngn Tiếng Việt của người Việt ngày nay trong văn nói cũng như văn viết ngày càng xa lạ khó hiểu và khó chấp nhận được khi họ biện minh rằng “thay đổi để phát triển”. Tính phong phú của tiếng Việt là niềm tự hào của người Việt bao đời nay đang dần dần bị phá sản.
Cách phát Âm tiếng Việt trong Văn Nói
Trong mọi trường hợp, số người ăn nói ngọng nghịu mỗi ngày càng nhiều như một sự “phát triển tự nhiên”. Thế hệ trẻ ngày nay xem thường các phát âm chuẩn tiếng Việt, hay nói đúng hơn là không đươc chỉnh sửa ngay từ khi biết nói và cũng chẳng ai sửa sai khi ngồi tại ghế nhà trường học chữ nghĩa.
Người nói ngọng không hề biết mình ngọng, họ xuất hiện nhan nhãn khắp nơi từ trên các trang mạng xã hội, các trang truyền thông cá nhân và hiện hữu ngay trên các trang báo chí, truyền thanh truyền hình của nhà nước Việt Nam. Còn xấu hổ hơn nữa, các quan chức cán bộ CSVN, giáo sư, tiến sĩ, và ngay cả bộ trưởng bộ Giáo Dục cũng không thể phát âm đúng tiếng Việt. Rồi kẻ ngọng nói ngịu cũng là những MC hướng dẫn chương trình, là nhà báo, bình luận viên thể thao.... toàn là những người đang làm trong lãnh vực chuyên môn mà ngôn ngữ là dụng cụ chínhh yếu cho công việc của họ.
Thí dụ: Những từ phát âm TR – R - như Chương Trình thì họ đọc chương chình ....
Những cách phát âm mất tính chính xác này là “dạng ngọng nghiệu thường gặp nhiều nhất, mà thời xưa rất ít thấy và luôn dễ bị thiên hạ chọc cười. Tuy nhiên, nếu là dạng ngọng bẩm sinh thì không có gì đáng nói, thậm chí là thông cảm bỏ qua, hoặc là những người dưới quê lam lũ ít học, không học hành hay mù chữ thì ai cũng có thể hiểu.... Thời lúc xưa những dạng người nói ngọng như thế thường phải cố gắng tự sửa chữa và khi đi học sẽ được cô giáo giúp đỡ sửa chữa rèn luyện phát âm cong lưỡi để tạo thói quen mới.
Trong các lớp tiểu học thời xưa, từ lớp 1 học đánh vần, mỗi câu mỗi chữ học sinh đều phải phát âm cho đúng thì mới được chấp nhận, nếu không thì bị chép phạt và rèn luyện mãi đến thôi. Vì phát âm đúng là phần quan trọng chính yếu trong ngôn ngữ nào cũng thế.
Ngày nay, cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp mang ý nghĩa sai bét hay rất tối nghĩa mơ hồ mà người nói lẫn người nghe cũng đều không hiểu nhau. Với lối sử dụng các từ mới mẻ hay tiếng tiếng lóng, nói tắt chữ cũng rất nhiều, được du nhập từ những người ít học từ miền Bắc vào Nam làm ăn sinh sống, ảnh hưởng lẫn nhau và trở thành thói quen cho muôn người.
Thí dụ, Cực là cực kỳ - Khủng là khủng khiếp hay còn nghĩa là to lớn.
Thiết tưởng, những thứ từ ngữ tối nghĩa này chỉ lan truyền trong văn nói ngoài đời giữa các thanh niên trẻ sử dụng mà thôi, nhưng thật sự nó lan tràn vào trong cả văn viết, và cũng trở thành cách nói quen luôn của rất nhiều người trong mọi thành phần, mọi giới, nhất là giới truyền thông, văn nghệ sân khấu, báo chí lại là nơi phát huy mạnh mẽ nhất các loại từ ngữ tối nghĩa, cụt ngủn, lai căng và biến chất.
Nếu cả một thế hệ trẻ VN đang u mê trong cách sử dụng tiếng Mẹ đẻ của mình thì tương lai sẽ ra sao trước họa xâm lăng tiếgn Tàu ? Thế hệ trẻ nói ngọng phát âm sai thì cũng dễ hiểu, khi nhìn thấy rất đông thành phần lớn tuổi hơn cũng sử dụng sai tiếng Việt, càng không hiểu rõ họ có biết họ đang nói cái gì không ? Thành phần lãnh đạo VN hiện nay lại là những người thường xuyên phát biểu lung tung khiến trở thành trò hề cho cả đất nước nữa.
Đó là đại họa, là việc nghiêm trọng mà mỗi con người Việt hiểu biết phải phê phán bằng nhận thức đúng đắn và nghiêm túc, không phải đợi chờ các nhà ngôn ngữ học lên tiếng. Ngôn ngữ tiếng Việt đang đi dần vào sự bị hủy diệt trong tay của mỗi người, những ai không biết phân biệt đúng sai trong ngôn từ mình sử dụng...
Xử lý - Từ ngữ này được sử dụng nhiều nhât và thường xuyên nghe nhất trên mọi miên đất nước trong mọi lãnh vực KT, XH, Thể Thao, Ctrị, Luật pháp, GD học đường và ngay cả trong văn viế:
- xử lí vết thương
- xử lí nước thải
- Xử lí thông tin, xữ lý ngôn ngữ.
- Xử Lý Vụ Án
- Xử lý Tham Nhũng.
- Tường thuật bóng đá: “Anh ta đã xử lý tình huống rất tốt”
- Trong các trò chơi gam điện tử “Những pha xử lý đỉnh cao”
Trong định nghĩa thông thường, từ XỬ: là xem xét và giải quyết dựa trên Lý lẽ, luật lệ. Nếu thế thì chỉ có XỬ LÝ đối với việc nào mang tính Phạm tội hay Lỗi Lầm mà thôi.
Mục Đích của Ngôn Ngữ trong Văn Viết và Văn Nói là để truyền đạt Ý Tưởng của mình cho người khác biết, nói sao không bị Hiểu Lầm, hay hướng dẫn cho người khác làm cho đúng yêu cầu công việc nào đó... Do thế, trong mọi vấn đề, ngôn ngữ nào cũng cần diễn tả Đơn Giản – Cụ thể – Rõ Ràng là điều tiên quyết nhât để ai cũng hiểu rõ, để không làm sai trái ...
Thế mà, ngày nay tiếng Việt bị sử dụng bừa bãi trong văn viết lẫn văn nói, gây ra rất nhiều ngộ nhận và sai lầm, dẫn tới sự thiếu hiểu biết, sai lệch trong tư duy và diễn đạt. Cũng từ đó, sự xung đột cũng ngày càng tăng cao trong mọi tầng lớp, mọi ngõ ngách trong xã hội, điển hình nhất là sự tương tác trên các trang mạng xã hội truyền thông hiện nay cũng đã trở thành bãi chiến trường giữa các chính kiến khác nhau mà còn bị diễn tả sai lệch thì sự thông hiểu giữa con người sẽ ngày càng bế tắc hơn khi không tránh hỏi sự hiểu lầm, hiểu sai do ngôn ngữ sai gây ra... Kẻ nói ngọng, người nói sai, ngôn ngữ tiếng Việt giờ chỉ còn là tối tăm, khó hiểu và mất phương hướng.
Con cháu chúng ta đang và sẽ bước đi thế nào về phía trước cho Tương Lai Việt Nam với loại ngôn ngữ biến chất như vậy ?
Tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước có thể làm được điều gì tốt nhất trong khả năng của từng con người đang sống trong hiện tại hôm nay ?
Không thể tiếp tục nhìn người Việt để Cười ngọng nghịu sai lầm...
Tâm Duyên
15/11/2021